Say lòng khúc hát, điệu múa dân gian dân tộc Thổ

Say lòng khúc hát, điệu múa dân gian dân tộc Thổ

Dân ca, dân vũ là yếu tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An. Lâu nay các làn điệu dân ca, dân vũ và những khúc hát đồng dao của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp được bảo tồn, truyền dạy với mong muốn tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thổ.

Lễ Bốc Mó của cộng đồng dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp là dịp để đồng bào nơi đây giới thiệu tới du khách về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình những làn điệu dân ca, dân vũ, các loại nhạc cụ như đàn tỉnh, kèn, sáo, nhị… góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc Thổ nói riêng.

1NHNGL~1.JPG
Kết thúc nghi thức cúng, tất cả người dân cùng tổ chức múa hát những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc Thổ như: làn điệu Dạ ơi, Khai khai rế, Tập tính tập tang, Hát giao duyên, nhảy sạp, múa sạp...

Lễ Bốc Mó còn có tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm, một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ có từ xa xưa. Mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở huyện miền núi Quỳ Hợp.

Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng.

8. Cúng thần Mó và làm lễ bốc mó thường diễn ra vào dịp mồng 10.3 (âm lịch) hàng năm (3).JPG
Cúng thần Mó và làm lễ bốc Mó thường diễn ra vào dịp mồng 10/3 (âm lịch) hàng năm, nếu hạn hán kéo dài có thể lễ cúng vào mồng 10/6 (âm lịch).
2. Phục dựng nhà sàn và vật dụng trong đời sống sinh hoạt của thế hệ trước (1).JPG
Phục dựng nhà sàn và vật dụng trong đời sống sinh hoạt của thế hệ trước của bà con dân tộc Thổ

Theo lời kể của các cụ cao niên cho biết, đất làng Mo cổ, gọi là đất “Mụ Quá”, tức là đất Quả phụ do chồng đi làm nghĩa quân bảo vệ đất nước bị hy sinh. Từ thời tổ xưa khi khai trương lập làng phải tranh giành đất đai và nguồn nước, thấy nơi đây có mó nước, có sông có suối, địa hình hiểm trở lại có thế chiến lược “dễ thủ, khó công”, cho nên các dòng họ lớn đã ưu tiên cho bà tổ quả phụ ở mảnh đất làng Mo này để dựng làng an cư tại đây. Họ biết rằng mảnh đất đắc đạo này có nhiều ưu thế về địa lý nhưng cũng đẹp về địa hình, rất linh thiêng nên người dân nơi đây đã chăm lo thờ phụng, bảo vệ tôn tạo và quý trọng Mó nước.

9. phụ nữ dân tộc Thổ trong trang phục truyền thống.JPG
Phụ nữ dân tộc Thổ trong trang phục truyền thống tham gia các hoạt động tại Cúng thần Mó và làm lễ bốc Mó, đặc biệt là biểu diễn những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc Thổ
4NGIDN~1.JPG
Bà con dân tộc Thổ quan niệm nước ở mó nước có thể rửa tay, rửa mặt hay uống trực tiếp đều mang lại cho họ sự may mắn
5THANH~1.JPG
Thanh niên trai tráng hội tụ cùng khơi thông Mó nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ao chuôm đầy nước.

Cúng thần Mó và làm lễ bốc Mó thường diễn ra vào dịp mồng 10/3 (âm lịch) hàng năm, nếu hạn hán kéo dài có thể lễ cúng vào mồng 10/6 (âm lịch). Họ cầu cúng các chư vị thần linh như thần núi, thần cây, thần mó, cúng thổ công long mạch, thổ thần bản địa, đặc biệt là cầu cúng cho vua cha Ngọc Hoàng luôn luôn chứng giám, phù hộ độ trì cho nguồn nước chảy mãi không cạn, mưa lũ không lở, nước không đục cặn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cho ao chuôm đầy nước, cho đồng ruộng tốt tươi, cho người dân ấm no, hạnh phúc.

3. Đánh trống theo điệu múa dân gian.JPG
Đánh trống theo điệu múa dân gian tại lễ Cúng thần Mó và làm lễ bốc Mó
7NHNGI~1.JPG
Cùng với lễ cúng linh thiêng, đậm bản sắc dân tộc Thổ, người dân nơi đây còn cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian.
4NGIDN~2.JPG
Lễ Bốc Mó của cộng đồng dân tộc Thổ cũng là dịp để đồng bào dân tộc Thổ huyện Quỳ Hợp giới thiệu tới du khách về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.

Ngoài các hoạt động tại buổi Lễ, những làn điệu dân ca,dân vũ và những khúc hát đồng dao của đồng bào dân tộc Thổ nơi đây vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Về những bản, làng người Thổ, chúng ta vẫn có thể thường xuyên nghe hát dạ ơi, hát ru em Tún ta Tún, du du điềng điềng, khai khai rế, tập tính tập tang, ên ên ạc ac, hát giao duyên, hát đối đập.

Những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng ấy vẫn được ngân lên trong các cuộc vui, ngày tết, ngày hội. Đồng bào Thổ thường tổ chức hát đối đáp nam - nữ, gọi là hát giả bạn, hát ví… Ca từ thường được mượn từ những câu ca dao thể thơ lục bát, phát âm bằng tiếng Thố.

Theo Bà Trương Thị Kim Chi - Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quỳ Hợp thì: Đến nay, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã xây dựng được 7 câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Thổ, trong đó có 1 câu lạc bộ cấp tỉnh, 1 câu lạc bộ cấp huyện và 4 câu lạc bộ cấp xã.

Hầu hết các câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả, công tác sưu tầm, phát triển hội viên, tổ chức dàn dựng, giao lưu, hiểu diễn rất nhuần nhuyễn. Tiêu biểu trong số đó là Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Thổ ở xóm Đột Và, xã Nghĩa Xuân.

Ngoài những bài hát, điệu múa, tập tục được các nghệ nhân sưu tâm, lưu giữ, mới đây, đồng bào dân tộc Thổ ở xã Nghĩa Xuân còn phục dựng lại nhà sàn cổ của người Thổ trong khuôn viên Nhà Văn hóa cộng đồng xóm Mo Mới. Công trình này sẽ góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống của ông cha cho thế hệ mai sau.

Đình Tuyên

(̣Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)
Dân tộc Thổ Dân tộc Thổ

Tên tự gọi: Thổ.

Tên gọi khác: Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng.

Nhóm địa phương: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai, Ly Hà, Tày Poọng.

Dân số: 74.458 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hóa dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây. Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.

Hoạt động sản xuất: Người Thổ sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước. Dù làm ruộng hay làm nương, trình độ canh tác của đồng bào đã phát triển khá cao biểu hiện ở kỹ thuật làm đất (dùng cày nương "cà nộn" một cách thành thạo), thâm canh cây trồng. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa sau đó đến sắn và ngô. Ở các nhóm Kẹo, Mọn, Cuối, gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Ở người Thổ, nghề đánh cá cũng rất phát triển, săn bắt, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ.

Ăn: Trước đây, người Thổ ăn gạo nếp là chính nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Những khi giáp hạt đói kém họ thường ăn các loại củ, các loại rau và các loại quả hái ở rừng.

Trong các ngày lễ, tết người Thổ thường làm các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh gai.

Mặc: Ðàn ông mặc tương tự người Việt với chiếc quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen và đầu đội khăn nhiễu tím. Phụ nữ vùng Lâm La mặc váy vải sợi bông màu đen, có thêu hai đường chỉ màu từ cạp tới gấu váy; mặc áo 5 thân màu nâu hoặc trắng. Ở vùng Quỳ Hợp, váy phụ nữ thường được mua hoặc đổi của người Thái. Váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo thành vòng tròn song song quanh thân. Áo cánh trắng cổ viền, tay hẹp như áo cánh người Việt. Phụ nữ đều đội khăn vuông trắng giống như người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.

: Người Thổ cư tập trung ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An. Họ sống thành những làng bản đông đúc, chủ yếu theo lối mật tập.

Nhà ở truyền thống là loại nhà sàn được che xung quanh bằng liếp nứa hoặc gỗ. Nhưng ở một số vùng, nhà lại được làm theo kiểu cột ngoãm. Ngày nay, nhà cửa của họ cũng đang trong quá trình chuyển từ nhà sàn sang nhà đất như kiểu nhà người Việt trong vùng.

Phương tiện vận chuyển: Người Thổ chủ yếu dùng hai phương thức vận chuyển. Ðối với những thứ nhỏ gọn thì có thể mang, xách hay cho vào sọt, bồ để gánh, còn những vật nặng phải dùng đến sức trâu, bò để kéo xe (toàn bộ khung và bánh xe đều được làm bằng gỗ).

Quan hệ xã hội: Ðơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ là làng với một ông trùm làng đứng đầu. Trùm làng được bầu lại hàng năm và có nhiệm vụ đốc thúc công việc sưu dịch, thuế khoá, giải quyết các vụ việc xảy ra trong phạm vi của làng.

Gia đình nhỏ phụ quyền là chủ yếu. Mối quan hệ trong gia đình cũng như làng xóm là tình tương trợ hữu ái.

Tuy sống xen cài giữa nhiều dân tộc nhưng việc kết hôn giữa người Thổ với các dân tộc lân cận dường như không đáng kể, song quan hệ hôn nhân giữa các nhóm Thổ với nhau lại không có sự phân biệt nào.

Cưới xin: Tục ngủ mái thịnh hành trong các nhóm Thổ vùng Nghĩa Ðàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp nhưng lại vắng bóng ở các nhóm Thổ vùng Tương Dương, Con Cuông. Từ những đêm ngủ mái các đôi nam nữ tìm hiểu nhau dẫn đến xây dựng gia đình. Hôn lễ của người Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới, nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn. Nhiều vùng còn có tục ở rể.

Sinh đẻ: Khi sinh được 3 ngày thì cúng bà mụ để đặt tên cho con và người mẹ phải kiêng cữ trong vòng một tháng, trong tháng đó người lạ không được vào nhà.

Ma chay: Tổ chức khá linh đình và tốn kém, trước đây có nhà đã giết tới 12 con trâu, người chết được quàn trong nhà hàng tuần. Quan tài của người Thổ là một cây gỗ nguyên, đục bụng, giống như cách làm thuyền, làm máng đập lúa. Khi đặt quan tài cho phía chân xuôi theo dòng nước chảy. Sau khi chôn cất, cúng người chết vào dịp 30 ngày, 50 ngày và 100 ngày.

Lịch: Người Thổ theo âm lịch.

Thờ cúng: Người Thổ thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai. Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ còn làm lễ cúng bà mụ mỗi khi trẻ em đau ốm và cúng vía cho người lớn vào dịp lễ, tết, khi đau ốm.

Học: Người Thổ không có văn tự riêng, chỉ một số người biết chữ Hán. Ngày nay, tiếng Việt được phổ cập và sử dụng rộng rãi.

Văn nghệ: Vốn văn nghệ dân gian Thổ khá đa dạng, các bài hát đồng dao vẫn được lưu truyền, ca dao, tục ngữ rất phong phú.

Chơi: Trò chơi gồm kéo co, múa sư tử, chơi cờ tướng. Trẻ em thích chơi đá cầu và đánh cù.

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm