Người dân vùng cao Thanh Hóa tăng thu nhập từ sản phẩm quýt bản địa

Người dân vùng cao Thanh Hóa tăng thu nhập từ sản phẩm quýt bản địa

Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, nhiều người dân huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thu hoạch sản phẩm quýt rừng (còn có tên gọi là quýt hôi) để bán cho người tiêu dùng. Đây là cây quýt có múi, chất lượng ăn ngon, mát họng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Nhờ trồng cây quýt bản địa, nhiều hộ dân vùng cao đã nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có giống quýt bản địa thơm ngon nhất tỉnh Bắc Kạn với đặc tính quả vàng óng, vỏ mỏng, mọng nước và vị ngọt. Ảnh: An Thành Đạt

Quang Thuận giảm nghèo nhờ trồng quýt bản địa

Quýt bản địa là cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn). Nhận thức được giá trị của loại cây ăn quả này, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng, Dao nơi đây đã mạnh dạn cải tạo đất đồi để trồng quýt bản địa, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng/ha.