Tối 26/10, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà và chính thức khai trương phố đi bộ. Đây là chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu di sản văn hóa, tinh hoa ẩm thực truyền thống các dân tộc xứ Mường Hòa Bình. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn người dân, khách du lịch trong và ngoài nước.
Tối 30/12, không gian phố đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận chính thức được quận Hai Bà Trưng đưa vào hoạt động nhằm tạo ra điểm vui chơi, giải trí cho người dân và du khách nhân dịp năm mới 2023.
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ, không chỉ tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ mà hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang dần hình thành, phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh tế ban đêm; trong đó, nhộn nhịp nhất là các phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm… và sự bùng nổ của hệ thống cửa hàng tiện lợi.
Tối 30/4, tại công viên Ninh Kiều, UBND quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) tổ chức Lễ ra mắt tuyến phố đi bộ Ninh Kiều (phường Tân An, quận Ninh Kiều). Tuyến phố đi bộ Ninh Kiều hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan thành phố Cần Thơ.
Tối 31/12, UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, tổ chức Lễ khai trương mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu Phố cổ Hà Nội kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm, tạo thêm không gian tham quan, trải nghiệm, khám phá văn hóa, lịch sử khu phố cổ cho du khách; đồng thời thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận.
Ngày 12/3, được sự thống nhất của UBND tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An sẽ tạm dừng bán vé tham quan khu phố cổ và hoạt động "phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ" từ ngày 12/3. Trước mắt, việc đóng cửa sẽ kéo dài đến hết 31/3, sau đó thành phố sẽ chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết để đón khách trở lại.
Ngày 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong hoạt động lễ hội năm 2020.
Sau ba năm thí điểm tổ chức không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, điều nhận thấy rõ, thành phố Hà Nội đã tạo ra điểm đến văn hóa, du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách. Lượng khách tham quan và lưu trú tại đây tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm và thành phố. Một điều quan trọng nữa là không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận trở thành nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền, đúng với những mong muốn của thành phố khi tổ chức không gian này.
Sau 2 năm thí điểm hoạt động, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) trở thành điểm đến ý nghĩa đối với người dân Thủ đô và du khách vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là các buổi tối. Dù còn nhiều việc cần tiếp tục hoàn thiện song không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm hoạt động hiệu quả, nhận được sự ủng hộ của đa phần người dân và du khách.
Sau 2 năm đưa không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào hoạt động, hiệu quả mang lại không thể phủ nhận. Tuy vậy, thời gian gần đây khu vực này lại tái diễn tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng đến môi trường văn minh, lành mạnh của không gian mang tính văn hóa cao này.
Sáng 29/7, Lễ hội đường phố “Tinh hoa Hà Nội – Hội tụ và tỏa sáng” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam tổ chức chào mừng kỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đã diễn ra tưng bừng tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Hàng ngàn người dân Thủ đô và du khách hào hứng tham dự Lễ hội.
Tối 20/1/2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức không gian văn hóa du lịch Điện Biên tại vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ thuộc khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đông đảo du khách đã hào hứng tham quan, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Điện Biên.
Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Trải qua hơn một năm đi vào hoạt động, có thể thấy ngay giữa không gian hiện đại ấy, những giá trị văn hóa truyền thống đã thể hiện được sức sống mạnh mẽ, vươn mình tỏa sáng.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài 670 m, rộng64 m, có tổng kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng, điểm nhấn là Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố.