Ngày 29/8, tại huyện Phong Điền, Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế phối hợp hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức tập huấn, trình diễn công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân, thậm chí nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ cũng đã tận dụng các phế phẩm từ nuôi trồng để tự làm phân hữu cơ. Theo họ, việc này vừa giúp giảm chi phí sản xuất trong cơn bão giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt là phân bón, đồng thời cải thiện được môi trường đất và sức bền của các loại cây trồng.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mạnh dạn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong trồng trọt để giảm chi phí sản xuất trước tình hình giá vật tư phân bón hóa học tăng cao. Hiện một số hợp tác xã nông nghiệp kết hợp với doanh nghiệp hướng dẫn thành viên và nông dân sử phân bón hữu cơ vi sinh cùng giống lúa chất lượng cao để sản xuất cho vụ lúa Hè Thu 2022.
Sử dụng phân hữu cơ thay thế cho các loại phân bón hóa học, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường cũng như hướng đến một nền nông nghiệp xanh là giải pháp đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình trồng lúa sử dụng bón cân đối nguồn phân hữu cơ để giảm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình sản xuất được nhiều hộ nông dân thực hiện thành công trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, giảm được chi phí trên 4,5 triệu đồng/ha.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế phân bón vô cơ. Đây là một trong những giải pháp giúp giảm chi phí sản xuất cho nông dân trước tình hình giá cả các mặt hàng phân bón vô cơ luôn ở mức cao như thời gian qua.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí tốn kém cho việc tiêu hủy chất thải, biến chất thải nguy hại thành sản phẩm phân bón sạch cho nguồn thu lớn... là lợi ích kép từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ, đang thu hút nhiều nông dân ở Hưng Yên áp dụng.
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất, tiêu thụ trong nước 3 triệu tấn và xuất khẩu 0,5 triệu tấn phân bón hữu cơ. Do đó, ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nông sản, phục hồi dần hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi lạm dụng phân bón hoá học thời gian qua. Từ đó, tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ và bền vững.
Việc bón phân hữu cơ cũng có tác dụng làm giảm tác dụng độc của việc dư thừa phân bón, bởi khi bón phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.