Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.
Đến hẹn lại lên, cứ đến cận ngày 23 tháng Chạp, làng nuôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo nổi tiếng ở xứ Thanh lại tấp nập người mua kẻ bán. Khắp làng trên ngõ dưới, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói, bởi vụ cá ông Công ông Táo năm nay được mùa, được giá. Một cái Tết đầm ấm, sung túc đang đến rất gần với người nuôi cá chép cúng ở Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
Ngay từ sáng sớm ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), không khí bán buôn tại các trung trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và chợ truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sôi động và tấp nập khách hàng; trong đó, nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu ngày ông Công, ông Táo có sức mua tăng đột biến so với ngày thường và giá cả cũng tăng nhẹ.
Thôn Địa Linh ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) nổi tiếng với nghề truyền thống đúc tượng ông Công, ông Táo bằng đất nung rất độc đáo.
Nhiều năm qua, hoạt động phóng sinh cá chép và xả tro vàng mã, ban thờ... xuống sông Hồng gây ra tình trạng mất vệ sinh, ùn ứ túi nilon, rác thải trên cầu Chương Dương và cầu Long Biên.