Với ưu điểm dễ quản lý, chăm sóc, được thị trường ưu chuộng, những năm gần đây, nhiều hộ dân của tỉnh Nam Định đã dần thay thế những sản phẩm nuôi truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Sau nhiều năm bôn ba, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã quyết định trở về quê lập nghiệp. Năm 2009, anh mạnh dạn đấu thầu 8.000 m2 đất của địa phương ở vùng ven biển để đầu tư nuôi tôm. Nuôi tôm trên cát như “đánh bạc với trời”, vụ được, vụ mất. Vòng quay vay nợ, trả nợ làm cho vợ chồng anh Nghĩa chẳng tích cóp được mấy đồng vốn. Đến năm 2017, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, anh Nghĩa đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang nuôi ốc hương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi vừa đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng “Phương án nhân rộng mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao năm 2020” với tổng vốn thực hiện lên tới 1,9 tỷ đồng sau khi nhận thấy 5 mô hình nuôi thử nghiệm trước đó (từ tháng 12/2018 đến tháng 7/2019) tại 2 huyện Mộ Đức và Đức Phổ đem lại hiệu quả kinh tế khả quan.
Dự án hợp tác quốc tế giữa Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) và tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) đã nghiên cứu và làm chủ thành công công nghệ sản xuất giống hải sâm cát. Đồng thời, dự án nghiên cứu các hình thức nuôi ghép giữa hải sâm và tôm, hải sâm với ốc hương... nhằm làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo sinh kế bền vững cũng như tạo công ăn việc làm, nhất là việc làm cho phụ nữ vùng hải đảo và ven biển.
Xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 đảo chìm thuộc quần đảo Hải Tặc có nguồn lực kinh tế chính là nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hơn hai năm nay, mô hình nuôi ốc hương thương phẩm đã được triển khai hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao.