Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện mô hình nuôi cá đồng kết hợp trong ruộng lúa tại vùng trũng là định hướng phát triển lâu dài của tỉnh, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương khuyến khích bà con chuyển đổi vụ lúa Thu Đông sang những mô hình cây trồng, vật nuôi khác để nâng cao hiệu quả.
Ngày 30/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hội Khoa học, Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ngày 23/5, Tỉnh đoàn Long An phối hợp với Tỉnh đoàn Tây Ninh tổ chức chương trình trao tặng nước ngọt và bồn chứa nước cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ.
Thông tin về tình hình thời tiết thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Đức Cường cho biết, El Nino duy trì ảnh hưởng trong tháng 1, 2/2024 với xác suất lên tới 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60 - 85% vào thời kỳ tháng 3 - 5/2024. Do vậy, các tháng mùa khô năm 2023 - 2024, khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Trước đây, cư dân thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) từng sử dụng nguồn nước chủ yếu từ các giếng và sông hồ. Nhưng hiện thành phố lớn thứ hai của Tây Ban Nha này đang sống dựa vào hệ thống cấp nước từ nhà máy khử mặn nước biển thành nước ngọt để vượt qua đợt hạn hán kéo dài.
Ngày 27/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát động chương trình "Nước ngọt cho cuộc sống Xanh" tại 5 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số tiền đóng góp dự kiến 26 tỷ đồng.
Chiều 6/4, tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã bàn giao cho UBND tỉnh Bến Tre điểm cung cấp nước ngọt miễn phí cho nhân dân chống hạn, mặn trong mùa khô năm 2020.
Ngày 24/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về các giải pháp cần thực hiện để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn từ nay đến hết mùa khô năm 2019-2020.
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã đầu tư cả trăm tỷ đồng để xây dựng, cải tạo hệ thống hồ chứa nước ngọt nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên đảo.
Tiện lợi, dễ sử dụng lại dễ uống là những lý do mà nhiều người dân đang lựa chọn nước ngọt có ga cho nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đồ uống có ga, đặc biệt là cho trẻ nhỏ gây nên những hậu quả gì?
Hiện nay, gần 100% các kênh cấp II, III ở vùng ngọt hoá Bắc Cà Mau đã khô cạn, tỷ lệ này cũng lên đến 70-80% tại các tuyến sông chính. Mặt khác, do người dân địa phương có tập quán trữ nước mưa để sử dụng, nhưng vì mùa mưa kết thúc đã lâu nên nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất đã cạn kiệt.
Tận dụng việc xả đập từ phía thượng nguồn sông Mekong kết hợp với chu kỳ triều cường, mực nước trên hệ thống sông, kênh rạch đang lên cao, nông dân tỉnh An Giang tranh thủ lấy nước ngọt vào ruộng; vừa để chống hạn cho lúa, làm đất gieo sạ cho kịp lịch thời vụ, vừa để tích trữ nước ngọt nhằm đối phó với hạn hán trong thời gian tới.
Nhằm giúp bà con vùng khô hạn của tỉnh Bình Thuận có nước sinh hoạt, Lữ đoàn 681 thuộc Vùng 2 Hải quân đã điều động các cán bộ, chiến sỹ cùng xe bồn chuyên dụng chở nước ngọt cung cấp miễn phí cho người dân thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong (Bình Thuận).
Do ảnh hưởng của El Ninô gây khô hạn kéo dài khiến hơn 6.000 hộ dân tại Cà Mau phải mua nước ngọt sử dụng với giá 45.000 đồng/m3 để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.