Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Bỉ gồm kỹ sư Bert Blocken (Đại học KU Leuven / TU Eindhoven), nhà virus học Marc Van Ranst (Đại học KU Leuven) và Leen Peeters (công ty Th!Nk E), cho biết, nếu lớp học được trang bị một máy lọc không khí, nguy cơ một học sinh bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ giảm 12 lần.
Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu cho biết những người mắc COVID-19 có nguy cơ xuất hiện bệnh lý liên quan đến tim mạch 30 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Cuba chứng minh rằng trẻ sơ sinh có mẹ từng nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 có kháng thể chống lại căn bệnh này.
Với những người mắc COVID-19 sau khi đã tiêm một mũi vaccie, lượng kháng thể không tăng lên và vẫn cần tiêm mũi thứ hai để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Đây là kết quả nghiên cứu do Đại học Bar Ilan ở miền Trung Israel phối hợp với Trung tâm Y tế Ziv (ZMC) ở miền Bắc thực hiện và công bố trên tạp chí Epidemiology and Infection số ra gần đây.
Các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ ngày 7/9 kêu gọi các bác sĩ cần xếp vào dạng nghi nhiễm các trường hợp xuất hiện những triệu chứng như giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da, ngay cả khi không có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, khó thở.
Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể không phải là phản ứng phụ sau tiêm mà là một triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Guo Yanhong cho biết, các bác sĩ ở Trung Quốc đang tích cực sử dụng huyết tương của những người đã được chữa khỏi bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều trị bệnh. Cho đến nay, 245 bệnh nhân đang được điều trị theo phương pháp này. Tính hiệu quả và an toàn của phương pháp đã được chứng minh.