Thừa Thiên - Huế: Giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Thừa Thiên - Huế: Giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Với việc nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để hình thành các mô hình sản xuất, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Bồng Khê (Con Cuông, Nghệ An) làm thủ tục tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Con Cuông. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Huyện miền núi Con Cuông giảm nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Giảm số hộ nghèo là một trong những chỉ tiêu được các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Sát dân, gần dân, hỗ trợ người dân làm ăn – đó là công việc hàng ngày của cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội để giúp dân vay vốn, phát triển sản xuất giảm nghèo. Nguồn vốn này là đòn bẩy giúp người dân các huyện miền núi Nghệ An phát triển sản xuất và thoát nghèo bền vững.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Gia Lai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cao. Thời gian qua, nhờ được tiếp cận nguồn vốn chính sách ưu đãi nên nhiều hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đã có việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Nhờ đó, tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Gia Lai từ gần 20% (năm 2015) giảm còn 4,5%; đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ hơn 40% (năm 2015) giảm xuống còn 6,25%.