Hà Nội vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú 2017 và tôn vinh 790 gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

Hà Nội vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú 2017 và tôn vinh 790 gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2017), ngày 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến; người tốt, việc tốt tiêu biểu, vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2017, tôn vinh 790 gương điển hình tiên tiến; người tốt, việc tốt tiêu biểu.
Ông Trần Mạnh Báo tại Trung tâm Nghiên cứu sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Ảnh: TTXVN phát

Ông Trần Mạnh Báo trở thành anh hùng lao động từ cây lúa quê hương

“Đã là người con Thái Bình, thì phải xây dựng được thương hiệu cho giống lúa Thái Bình. Từ thương hiệu giống lúa Thái Bình, phải tạo ra được thương hiệu cho gạo Thái Bình. Chỉ có làm được thế, mới phần nào trả được ơn cho quê hương". Đó là những lời tâm huyết của thương binh, doanh nhân, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed trong cuốn tự truyện “Đối thoại với cánh đồng”. Đúng như lời ông nói, gần 50 năm qua, ông luôn dành tất cả tâm trí cho hành trình phát triển giống lúa “trả ơn cho quê hương".
Bí thư Đảng ủy Khánh Trung Cao Thị Ngọc Thanh trao tặng quà tết cho các hộ gia đình chính sách. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Cao Thị Ngọc Thanh - Nữ đảng viên trẻ người Raglai tâm huyết với với đồng bào

Nói đến huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, người ta thường nghĩ đến vùng đất đồi núi còn nhiều khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhưng nếu có dịp đặt chân đến đây, hẳn mọi người sẽ biết thêm nơi này còn có những người con của quê hương vô cùng tâm huyết với việc thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội và các phong trào của địa phương, điển hình là nữ đảng viên trẻ người Raglai Cao Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1989).
Từng đàn cò bay thành từng đàn, chao liệng trên bầu trời rồi trở về vườn trú ngụ sau một ngày dài kiếm ăn. Ảnh: TTXVN phát

Chuyện giữ đàn cò của lão nông Mai Văn Quân

Gần 10 năm qua, ông Mai Văn Quân (ngụ tại khu 6, thị trấn Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã tự bỏ tiền đầu tư, cải tạo khu đất rộng đến 22 ha để trồng cây, làm nơi trú ngụ cho hàng vạn con cò. Chăm sóc, bảo vệ đàn cò không chỉ góp phần giữ gìn môi trường sinh thái mà việc làm của người nông dân này đang góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp cho miền quê nơi đây.
Chị Mai Thị Tuyết Sương khôi phục và phát triển nghề làm bánh nổ truyền thống

Chị Mai Thị Tuyết Sương khôi phục và phát triển nghề làm bánh nổ truyền thống

Những ai là người Quảng Trị có tuổi thơ vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thời kỳ bao cấp đầy khó khăn của đất nước, sẽ không bao giờ quên được những buổi chiều ra đứng trước cửa để ngóng bà, ngóng mẹ đi chợ về mua quà là chiếc bánh nổ quê hương. Đặc biệt, là vào tiết trời thu đông, dư vị ngọt ngào của đường, mùi thơm nồng của hương nếp trộn lẫn với vị cay dịu của gừng cùng thoang thoảng hương dầu chuối… đã đánh tan đi cái se lạnh đầu mùa.
Chị Nguyễn Thị Kiều Giang thắp lửa sáng tạo cho học trò vùng cao Lào Cai

Chị Nguyễn Thị Kiều Giang thắp lửa sáng tạo cho học trò vùng cao Lào Cai

Trước đây tại Lào Cai, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng các cấp là sân chơi của hầu hết các bạn nhỏ sinh sống học tập tại thành phố, thị trấn. Từ năm 2011 trở lại đây, phần lớn giải thưởng của Lào Cai tại cuộc thi này ở cấp Trung ương đều thuộc về các em nhỏ vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Trong thành tích đó có đóng góp không nhỏ của "cô giáo Giang" - cách gọi thân thương trìu mến học sinh vùng cao dành cho chị Nguyễn Thị Kiều Giang, cán bộ của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai.
Cáp Quốc Hà - Tỷ phú trên vùng gò đồi hoang hóa

Cáp Quốc Hà - Tỷ phú trên vùng gò đồi hoang hóa

Trải qua nhiều khó khăn, thất bại, anh Cáp Quốc Hà (sinh năm 1973), thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã mở ra hướng đi riêng cho gia đình với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Từ hai bàn tay trắng anh đã nỗ lực, sản xuất trở thành tỷ phú trên mảnh đất đồi hoang hóa, sỏi đá bạc màu. Với những hiệu quả mà mô hình tiêu sạch ứng dụng công nghệ cao và phát triển rừng mang lại, anh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2018.
Ông Võ Văn Tràng làm giàu trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền

Ông Võ Văn Tràng làm giàu trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền

Xã Phú An, huyện Cai Lậy nằm trong vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang. Trước đây, ở khu vực này, lũ lụt lớn gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, “sống chung với lũ”, ông Võ Văn Tràng, sinh năm 1973, ngụ tại ấp 6, xã Phú An đã mạnh dạn chuyển 5.000 m2 đất trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản. Nhờ vậy, gia đình ông có thu nhập ổn định, không những thoát nghèo mà còn trở thành tấm gương làm giàu ở địa phương.
Bí thư Chi bộ Y The - "Bông hoa tháng 10" của dân làng

Bí thư Chi bộ Y The - "Bông hoa tháng 10" của dân làng

Năm nay mới 27 tuổi nhưng nữ đảng viên Y The, người dân tộc Xơ-đăng đã có khoảng 9 năm làm trưởng thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Từ đầu năm 2017 đến nay, Y The được giao nhiệm vụ là Bí thư Chi bộ.