Thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có 170 hộ, trong đó trên 90% số hộ là đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Chị Ma Thị Bấm là người Tày về làm dâu tại thôn Thượng Minh gần 20 năm nay. Nhờ sự khéo léo, chịu khó, chị Bấm đã học được nghề dệt truyền thống của người Pà Thẻn.
Chiều 17/11, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã biểu dương Tổ công tác tham gia giải cứu chị Y Kinh (45 tuổi, thôn Đăk Y Pai, xã Măng Bút) sau 5 ngày bị lạc trong rừng. Thời điểm tìm thấy, chị Y Kinh có biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, đang ngồi co rúm, run vì lạnh, sợ. Lực lượng chức năng đã tận tình chăm sóc và bàn giao chị Y Kinh cho gia đình vào chiều cùng ngày.
Người phụ nữ được mệnh danh mê cây cảnh và ẩm thực Huế ấy là bà Tôn Nữ Thị Hà, chủ nhân của Tịnh Gia Viên trên đường Lê Thánh Tôn, thành phố Huế. Bà vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trao danh hiệu "nghệ nhân ưu tú" nghề thủ công mỹ nghệ do Nhà nước phong tặng vào tháng 9/2016.
Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Thị Lang, nguyên Trưởng Bộ môn Di truyền và chọn giống, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 người phụ nữ được vinh danh trong Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2011; Giải thưởng Phụ nữ sáng tạo năm 2014 vì có thành tích đặc biệt trong việc nghiên cứu thành công giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.
Nắm bắt được nhiều công dụng của nước dừa như bổ dưỡng, thẩm mỹ, làm đẹp...mà sản phẩm lại sẵn có tại quê hương, từ năm 2011 bà Trương Thị Cẩm Hồng, giám đốc Công ty Dừa Cửu Long (tỉnh Bến Tre) cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất ra ''Mặt nạ dừa'' được làm từ nước quả dừa lên men tạo ra một lớp màng nhiều chất xơ, có tính đàn hồi cao dùng để đắp lên mặt thay thế cho các loại mặt nạ bằng cellulo tổng hợp (vải không dệt) trước đây chị em thường dùng.