Sau 8 năm thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đang đổi thay từng ngày…
Đồng bào dân tộc Mảng sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu với trên 1.130 hộ, 5.674 người, cư trú tập trung tại các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn. Trước đây, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, tự cung tự cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn… nên đời sống đồng bào gặp rất nhiều khó khăn.
Với dân số chưa đầy 3.000 người, dân tộc Mảng còn có các tên gọi: Mảng Ư, Xá lá vàng (riêng tên gọi Xá lá vàng giống của người La Hủ). Địa bàn cư trú của người Mảng phần lớn ở huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; một số ít ở huyện Tủa Chùa và huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên
Đồng bào dân tộc Mảng chỉ có ở tỉnh Lai Châu; đây là một trong những dân tộc ít người, đặc biệt khó khăn đang được bảo tồn cấp Nhà nước. Sinh sống trên địa bàn có địa hình chia cắt, hiểm trở, đời sống của người Mảng phụ thuộc vào tự nhiên, cộng thêm nhiều hủ tục, vì vậy điều kiện sống còn nghèo đói và lạc hậu. Những năm gần đây, nhờ công tác xây dựng Đảng được thực hiện hiệu quả và các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc Mảng nơi cuối trời Tây Bắc đã từng bước đổi thay. Phóng viên TTXVN có loạt gồm bốn bài đề cập về công tác xây dựng Đảng và chính quyền ở vùng đồng bào dân tộc Mảng.
Tục xăm cằm là nghi thức không thể thiếu của người dân tộc Mảng (Lai Châu). Hành động và hình xăm trên cằm mỗi người không chỉ thể hiện cho sự trưởng thành của người đó mà còn thể hiện tính tâm linh. Đó là biểu tượng của sức mạnh của đấng tối cao, là sự che chở, giúp đỡ cho con người chống lại những rủi ro của thiên nhiên và cầu mong về một đức tính hiền dịu, đảm đang của mỗi người.
Tộc người Mảng tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu. Từ lâu tộc người này đã được biết tới với những nghi lễ huyền bí và điệu Soỏng nồng say. Ngoài ra, những tập tục cưới truyền thống cũng góp phần tạo nên sự độc đáo trong nét văn hóa chỉ riêng có ở dân tộc Mảng ở Lai Châu.
Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.
Lễ ăn cơm mới “tri xả lẳm mế” của người Mảng là nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, thánh thần mang lại mùa màng bội thu, đồng thời “động viên” hồn của các thành viên trong nhà hãy yên tâm ở lại vì đã có lúa mới…