Người Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) ở Quảng Bình từ xa xưa đã được coi là đứa con của núi rừng bởi tập tục sống du canh du cư trên các triền núi cao. Đời sống, tập quán và tín ngưỡng của họ cũng vì thế mà tách biệt và khác nhiều so với các tộc người bên ngoài. Đồng bào Khùa ngàn xưa với cuộc sống du canh du cư, phá nương làm rẫy hoàn toàn phó thác vào thiên nhiên nên để mong mùa màng tươi tốt, gió mưa thuận hòa họ phải ngày đêm cầu trời khấn phật. Bởi vậy, người Khùa có một niềm tin rất lớn và vững chắc đối với thần linh.
Đến tuổi đôi mươi, trai Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) bắt đầu rủ nhau đi "bắt" dâu, khởi đầu hành trình 3 lần cưới trong đời của họ. Sau khi tìm được ý trung nhân và cưới xong lần 1, các đôi vợ chồng lại cùng chung sức cày sâu cuốc bẫm để cưới thêm 2 lần nữa. Cả cuộc đời người Khùa là chuỗi ngày dài kiếm tìm danh chính, ngôn thuận cho hai tiếng vợ chồng.
Từ bao đời nay, người Khùa (thuộc dân tộc Bru- Vân Kiều) ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình luôn luôn cất giữ nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình một báu vật vô giá - đó là những quyển sách lá do ông bà, tổ tiên để lại.