Một nhóm nghiên cứu ở thành phố Thượng Hải (Shanghai, Trung Quốc) đang phát triển chó robot dẫn đường, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), giúp người khiếm thị di chuyển thuận tiện hơn.
Trước những hỗ trợ của các cấp Hội Người mù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhiều người khiếm thị đã được tiếp thêm nghị lực, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Các nhà khoa học lần đầu tiên đã khôi phục thành công một phần thị giác cho bệnh nhân khiếm thị, nhờ ứng dụng kỹ thuật di truyền quang học Optogenetic đã được phát triển hơn 20 năm qua. Đây được đánh giá là một thành tích mang tính đột phá của ngành khoa học thần kinh.
Ngày 30/5, tại Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh (Ấp 6, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng tổ chức phi chính phủ Tzu Chi của Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức trao tặng 2.000 phần quà có tổng giá trị 3 tỷ đồng cho Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Thành phố và Hội Người mù Thành phố Hồ Chí Minh nhằm chia sẻ, động viên những người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng tổ chức hội không ngừng phát triển, thể hiện rõ vai trò đại diện quyền lợi của người mù, tạo điều kiện làm việc và nâng cao đời sống cho người mù, giúp họ từng bước vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ IX, năm 2016.