Ngày 26/6, Khoa Y thuộc Đại học Trung Văn Hong Kong (Trung Quốc) – CUHK công bố kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech hoặc Sinovac có thể kích hoạt phản ứng tế bào T miễn dịch hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron, khẳng định hai loại vaccine này tương đối hiệu quả trong việc giảm bệnh tiến triển nặng và tử vong do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Các hạn chế về đi lại và giảm tương tác được áp dụng để phòng chống dịch COVID-19 có thể liên quan đến việc giảm mạnh số ca sốt xuất huyết trên thế giới trong năm 2020. Phát hiện này mở ra hướng đi mới về cách thức kiểm soát dịch sốt xuất huyết.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế từ các trường đại học bao gồm Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Đại học Padua và Đại học Udine (Italy) và Đại học Vienna (Áo) đã phát triển một mô hình lý thuyết mới để đánh giá kỹ hơn nguy cơ lây lan các loại virus như virus SARS-CoV-2 khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang. Kết quả cho thấy khoảng cách tiêu chuẩn 2 mét được cho là “an toàn” không phải lúc nào cũng áp dụng được và thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến môi trường, đồng thời cho thấy khẩu trang thực sự có thể đóng một vai trò cốt yếu.
Theo kế hoạch, sáng 8/3, tại cả 3 điểm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hải Dương sẽ triển khai tiêm những mũi tiêm đầu tiên vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19.
Sáng 2/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng đầu tiên của năm mới Tân Sửu.
Những vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên không chỉ là bước ngoặt trong cuộc chiến chống đại dịch này, mà còn là nền tảng tiếp nối quan trọng cho công nghệ khác để các bác sĩ có thể vượt qua những căn bệnh khác, từ ung thư đến bệnh tim mạch.