Ngày 6/11, thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Khê cho biết, do ảnh hưởng mưa lớn những ngày qua gây ngập úng cục bộ nhiều nơi, có 4.681 học sinh trên địa bàn phải nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.
Trước tình hình bão số 3 dự báo ảnh hưởng đến Bắc Bộ, nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học, kiểm tra các nơi xung yếu, sắn sàng phương án phòng, chống.
Để chủ động ứng phó với bão số 3, ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã có văn bản cho học sinh nghỉ học ngày thứ Sáu và thứ Bảy (ngày 6 - 7/9).
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, sáng 15/11, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Huệ Khải có công văn yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở chủ động liên hệ với địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh cho con em nghỉ học từ ngày 15/11; đồng thời đón học sinh về nhà đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản thông báo cho cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học ngày 13/11. Các trường đại học tư thục căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định việc đi học của sinh viên.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong những ngày qua, địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to, có nơi rất to, lượng mưa phổ biến từ 300 - 700 mm. Một số địa phương có lượng mưa lớn hơn như: xã Duy Trung (huyện Duy Xuyên) 891 mm; xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) 888 mm; đầu mối hồ Cây Thông (huyện Quế Sơn) 835 mm…
Ngày 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp khẩn với các địa phương và sở, ngành liên quan để lên phương án ứng phó với đợt mưa lũ lớn đang diễn ra, mức độ rủi ro thiên tai được đánh giá ở cấp độ 3.
Ngày 28/2, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 74 về việc cho học sinh, học viên khu vực biên giới ở tỉnh nghỉ học để bảo đảm công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao.
Tối 17/2, liên quan đến văn bản lan truyền trên mạng xã hội về việc cho học sinh tỉnh Đắk Lắk nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk khẳng định văn bản trên là giả mạo và đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh đối tượng giả mạo văn bản để xử lý theo quy định.
Tối 31/1, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 733/UBND-VX2 đồng ý cho học sinh các cấp học mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1/2/2021 để phòng, chống dịch COVID-19.
Chiều 12/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, có khoảng 12.000 học sinh từ bậc mầm non đến trung học cơ sở nghỉ học tập trung do rét đậm để đảm bảo an toàn sức khỏe. Rét đậm kéo dài, nhiệt độ ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xuống dưới 10 độ C.
Ngày 11/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình Đặng Ngọc Tuấn cho biết: Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại tăng cường, kéo dài, ngành giáo dục tỉnh đã có công văn chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo; đơn vị, trường học trực thuộc và trung tâm giáo dục – dạy nghề các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh. Tùy vào tình hình thực tế của địa phương và dự báo thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ học tránh rét.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 11/1, Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế trời tiếp tục rét hại với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra băng giá. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế 9-12 độ C.
Sáng 30/11, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, toàn bộ học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nghỉ học theo Thông báo số 09/TB-PCTT ngày 29/11/2020 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để đảm bảo an toàn.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, trong tối 27 và sáng 28/10 trên địa bàn tỉnh Gia Lai bắt đầu có mưa và gió tương đối mạnh. Các huyện, thị xã ở khu vực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai gồm Kbang, An Khê, Kông Chro, Đăk Pơ có mưa và gió to. Hiện công tác triển khai ứng phó với bão số 9 đang được các huyện tích cực triển khai nhằm giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra.
Ngày 25/10, ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, trên 400 học sinh của huyện đã nghỉ học, cách ly tại nhà để phòng tránh bệnh bạch hầu lây lan trên địa bàn huyện. Đây là số học sinh tại các lớp đã ghi nhận có trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu.
Chiều 18/10, thông tin từ ngành Giáo dục Hà Tĩnh cho biết: Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước ảnh hưởng của diễn biến thời tiết mưa lũ, 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã cho hơn 200.000 học sinh nghỉ học từ ngày 19/10.
Ngày 6/7, Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) cho biết: Để thực hiện công tác phòng, chống bệnh bạch hầu có hiệu quả, huyện đã thống nhất chủ trương cho nghỉ học 1 tuần đối với toàn bộ học sinh tại xã Hải Yang, huyện Đak Đoa - nơi phát hiện 10 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày 6/7.
Kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID -19) của Hà Nội, sáng 13/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Trước diễn biến thực tế của dịch COVID -19, thành phố đã nhất trí với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế về việc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tiếp tục nghỉ học.
“Đã bước vào trường học phải đảm bảo môi trường an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước; huy động nhà trường phụ huynh, học sinh cùng chung tay, tham gia vào các giải pháp cụ thể, thực tế; đảm bảo vệ sinh trường học, phụ huynh yên tâm khi con em đến trường”. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCOV)) gây ra, trong cuộc họp bàn về việc đưa học sinh đi học trở lại, tại Trụ sở Chính phủ, ngày 22/2.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 13 giờ 30 ngày 3/2, đã có 43 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, mới nhất là các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Trần Nguyễn Minh Thành cho biết, Sở đã ban hành văn bản cho học sinh tạm nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).
Trả lời công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép học sinh nghỉ học phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, chiều 2/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
Chiều 1/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo về việc cho phép học sinh nghỉ học phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Ngày 31/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hỏa tốc gửi các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ về việc hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra trong trường học.
Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, ngày 26/11, tỉnh Ninh Thuận đã cho 138.000 học sinh của 335 cơ sở giáo dục trong tỉnh được nghỉ học, để đảm bảo an toàn cho các em.