Cô Ruan Xiyue hướng dẫn sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Nghề Lan Châu (Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc) về nghệ thuật điêu khắc bầu hồ lô. Ảnh: news.cn

Phát huy nghệ thuật điêu khắc bầu hồ lô hơn 1.600 năm lịch sử tại Trung Quốc

Với hơn 1.600 năm lịch sử, nghệ thuật điêu khắc bầu hồ lô đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Cam Túc (Gansu), Tây Bắc Trung Quốc. Cách phát âm “bầu hồ lô” trong tiếng Trung, giống như cách phát âm của “may mắn và tài lộc”, phần nào giải thích được sức sống lâu bền của loại hình nghệ thuật này. Với sự năng động và sáng tạo, nhiều người trẻ tuổi đang đem lại sức sống mới cho nghệ thuật cổ xưa, giúp bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống.
ALăng Blêu - Người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu

ALăng Blêu - Người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu

Sống dưới chân đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam sở hữu nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ truyền thống độc đáo. Trong từng tác phẩm của mình, với những họa tiết, hình khối, đường nét riêng, sinh động, mạnh mẽ và phóng khoáng, người Cơ Tu không chỉ muốn gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình mà còn muốn lưu giữ cho con cháu nghệ thuật điêu khắc độc đáo của dân tộc. Nghệ nhân ALăng Blêu ở thôn Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang (Quảng Nam) là một người như thế. Anh được cộng đồng xem như là người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu.
Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, mà nó còn đánh thức sức sống của đồng bào Xê đăng, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành và hạnh phúc đã gắn bó với người Xê đăng Trà My (Quảng Nam) từ bao đời.
Nghệ thuật điêu khắc của người Ê - đê

Nghệ thuật điêu khắc của người Ê - đê

Nghệ thuật điêu khắc của người Ê-đê mang tính thống nhất, từ chủ đề đến bố cục, chất liệu, đường nét, thể hiện sinh động trên các công trình nhà ở, nhà mồ, cột Klao.