Ngày 18/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ 53 diễn ra tại thành phố Munich (Đức), Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cam kết với các đồng minh rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ ủng hộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sát cánh với châu Âu, cho dù Washington tìm kiếm hướng hợp tác mới với Nga.
Ngày 16/2, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết liên minh quân sự này sẽ tăng cường các cuộc tập trận hải quân và hoạt động giám sát tại Biển Đen.
Trong quan hệ với Nga hiện này, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và chính quyền mới tại Mỹ là không thúc đẩy tình trạng Chiến tranh Lạnh và không muốn đối đầu. Thay vào đó, phương Tây muốn thúc đẩy đối thoại, nhưng với vị thế "trên cơ".
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 18/12 khẳng định việc liên minh quân sự này tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bày tỏ lo ngại về khả năng đội tàu chiến của Nga, trong đó có tàu sân bay, đang được triển khai tại Địa Trung Hải, có thể tham gia các chiến dịch quân sự tại Syria.
Ngày 15/9, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Đại sứ Alexander Vershbow đã có cuộc hội đàm cấp cao với Đại sứ Liên bang Nga tại NATO Alexander Grushko, thảo luận phương hướng nhằm hạn chế va chạm quân sự do những hiểu lầm hay sự thiếu minh bạch.
Ngày 15/8, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) nếu ông giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 tới.
Phát biểu với báo giới ngày 13/7 tại thủ đô Astana khi đang ở thăm Kazakhstan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây La-vrốp) tuyên bố Moskva sẵn sàng hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khuôn khổ Hiệp ước cơ sở Nga-NATO năm 1997.
Ngày 10/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng khuếch trương việc tô vẽ hình ảnh nước Nga như một mối đe dọa để biện minh của các hành động của mình
rả lời phỏng vấn của đài "Tiếng vọng Moskva", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken ngày 7/7 khẳng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không xem xét việc kết nạp Gruzia và Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh lần này tại Vacsava, Ba Lan.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị với Nga ngay sau Hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra ngày 8-9/7 tại Vacsava (Ba Lan, với chủ đề thảo luận chính của hai bên liên quan tới vấn đề “minh bạch và giảm nguy cơ”.
Ngày 29/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) đã đến Pháp và có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (phải).
Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí muốn đối thoại với Nga, đồng thời cũng ủng hộ việc tăng cường phòng thủ tập thể. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (Gien Xtôn-ten-bớc) ngày 20/6 đã đưa ra tuyên bố trên khi tới thăm Na Uy, nơi đang diễn ra cuộc tập trận chống tàu ngầm của NATO mang tên Dynamic Mongoose 2016 (DMON 2016).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 6/6 tuyên bố Nga không coi sự tồn tại của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là mối đe dọa, mà chính những hành động của liên minh quân sự này hiện nay là điều khiến Moskva quan ngại.
Cuộc tập trận quy mô lớn mang tên "Anakonda" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã diễn ra tại Ba Lan ngày 6/6. Cuộc tập trận lần này của NATO ghi nhận kỷ lục về số quốc gia và số người tham gia với 31.000 binh sĩ từ 24 quốc gia, trong đó có 12.000 lính Ba Lan, 10.000 lính Mỹ, khoảng 1.000 lính Anh, cùng binh lính của các nước tham gia khác.
Ngày 2/5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận mùa Xuân quy mô lớn tại Estonia với sự tham gia của khoảng 6 nghìn binh sĩ. Theo thông báo của Bộ Tổng Tham mưu Các lực lượng vũ trang Estonia, tham gia cuộc tập trận có binh sĩ của 10 nước thành viên NATO, trong đó có Hà Lan, Mỹ, Anh, Đức. Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực miền Đông Estonia gần biên giới với Nga và kéo dài tới ngày 19/5.
Ngày 28/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có bài trả lời phỏng vấn báo "Dagens Nyheter" của Thụy Điển, trong đó đề cập đến quan hệ giữa Nga với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Mỹ và các đồng minh trong NATO đang thực hiện những biện pháp để trong trường hợp cần thiết sẽ sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Nga trên lục địa châu Âu.
Nga là một cường quốc thế giới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không muốn chiến tranh Lạnh với Nga. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (Gien Xtôn-ten-bớc) ngày 13/2 đã đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich (Mu-ních) đang diễn ra ở Đức.
Hãng tin Interfax ngày 12/2 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Meshkov (A-lếch-xây Métx-cốp) cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây Lav-rốp) đã thảo luận với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (Gien Xtô-ten-bớcs) về việc tổ chức một cuộc họp Nga-NATO.
Ngày 28/1, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (Gien Xtôn-ten-bớc) xác nhận rằng liên minh này đang thảo luận việc mở lại kênh đàm phán chính thức với Nga sau khi mối quan hệ giữa hai bên bị "đóng băng" sau cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine nổ ra hồi tháng 4/2014.
Theo kế hoạch, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu xây dựng công trình chính yếu cho hệ thống phòng thủ tên lửa của tổ chức này tại Ba Lan từ mùa Xuân 2016. Đây là tuyên bố của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (Gien Xtôn-ten-bớc) đưa ra ngày 18/1 sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (An-đrây Đu-đa) tại Brussels (Bỉ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Đức “Bild” ngày 11/1, đề cập đến quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế nổi bật, như kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đến quan hệ với Nga, quan hệ Nga-Đức, chống khủng bố v.v.
Ngày 5/1, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã dứt khoát phủ nhận cáo buộc của Moskva rằng các hành động và sự mở rộng của NATO là mối đe dọa đối với an ninh của Nga.
Syria đã sẵn sàng triển khai tên lửa S-300 do Nga cung cấp. Hệ thống phòng thủ này sẽ giúp Damascus kiểm soát lãnh thổ, dư sức bắn hạ bất kì máy bay hay tên lửa nào xâm phạm không phận Syria.
Liên quan đến cuộc nội chiến ở Syria, các bên đã gia tăng hiện diện quân sự ở một cấp độ rộng hơn, mở rộng ra cả Địa Trung Hải và Biển Đen sau những căng thẳng mới đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự hoài nghi giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng Syria và Ukraine, đưa không khí Chiến tranh Lạnh trở lại với thế giới.