Ngày 8/6, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 của hãng này được thiết kế để chống lại chủng virus SARS-CoV-2 gốc và biến thể Omicron đã tạo phản ứng miễn dịch tốt hơn so với vaccine ban đầu.
Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 không khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế về các vấn đề kinh nguyệt. Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ.
Ngày 16/12, Ủy ban cố vấn về tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bỏ phiếu nhất trí khuyến nghị ưu tiên sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna hơn vaccine của Johnson & Johnson (J&J) do nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong...
Trong một nghiên cứu công bố gần đây trên trang medRxiv, các nhà nghiên cứu của Anh đã đánh giá phản ứng kháng thể sau khi tiêm mũi một vaccine ngừa COVID-19 ở những người đã từng mắc bệnh này và nhận thấy mức độ phản ứng miễn dịch của họ tương đương những người đã tiêm phòng đầy đủ chưa từng mắc bệnh trước đó.
Một số loại vaccine COVID-19 vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau 8 tháng thay vì 4-6 tháng sau tiêm như các khảo sát trước đây từng đề cập. Đây là kết quả nghiên cứu mới dựa trên phân tích mẫu máu của những người được tiêm vaccine của các hãng Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson của Mỹ.
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trường hợp đã tiêm mũi một là vaccine Moderna.
Ngày 30/8, tại Bộ Y tế đã diễn ra lễ trao tặng 250.800 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca và Moderna do Chính phủ Cộng hoà Séc tài trợ cho Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19.
Tối 19/7, thông tin từ Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trong tuần này, Việt Nam sẽ nhận 3 triệu liều vaccine COVID-19 Moderna. Đây là lô vaccine do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua cơ chế Covax facility.
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phát hiện mối liên quan có thể có giữa chứng viêm cơ tim hiếm gặp và vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna, đồng thời khuyến cáo những người có lịch sử rối loạn máu hiếm gặp tránh tiêm vaccine của Johnson & Johnson.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 2/6, Việt Nam ghi nhận thêm 241 ca mắc mới, gồm 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 229 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao nhất là: Bắc Giang (157 ca); Bắc Ninh (31 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (31 ca). Trong ngày, 42 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi ở Việt Nam lên 3.085 trường hợp. 49 ca đã tử vong có liên quan đến COVID-19.
Theo nghiên cứu công bố ngày 29/3, các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna hiệu quả tới 90% trong việc phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. Cả hai vaccine này đều được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA (mang thông tin di truyền).
Cùng với các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng, Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai các giải pháp để người dân sớm được tiếp cận với vaccine phòng COVID-19.