Theo thông tin từ Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh), thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, từ 14 giờ ngày 4/10, đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ vận hành thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian tạm dừng hoạt động cầu phao do nước sông Hồng (đoạn chảy qua khu vực cầu Phong Châu nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, Phú Thọ) dâng cao.
Ngày 17/2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có công văn về việc "Triệt để phân luồng trên các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19".
Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lạng Sơn (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đưa dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn vào vận hành, khai thác miễn phí từ ngày 10/01 - 08/02/2020 (tức ngày 16 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý).
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong các dịp lễ Tết, từ 16 giờ ngày 20/12/2017, các phương tiện hai bánh đã được phép lưu thông qua cầu Tân An (nằm trên tuyến Quốc lộ 1 qua địa phận thành phố Tân An, Long An). Kể từ 8 giờ ngày 26/12, xe hai, ba bánh và xe ôtô từ chín chỗ ngồi trở xuống được lưu thông qua cầu Tân An.
Liên quan tới việc thu phí khi lưu thông qua cầu Việt Trì mới (cầu Hạc Trì), Phó Thủ tướng Chính phủTrịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và tỉnh Phú Thọ đề xuất phương án tính lại giá phí cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo khả năng chi trả của người dân và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan có phương án đầu tư nâng cấp quốc lộ 2 đoạn qua Việt Trì – Vĩnh Yên tạo thuận cho người dân đi lại, lưu thông hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có công điện yêu cầu tạm dừng thu phí, mở cổng để phương tiện lưu thông nhanh hơn đối với các trạm thu phí có hiện tượng ùn tắc giao thông kéo dài trên 1km, cho đến khi hết ùn tắc mới tổ chức thu phí trở lại.
Từ 9 giờ 45 phút, ngày 23/3/2016, Chi Cục đường thủy nội địa phía Nam (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam – Bộ Giao thông Vận tải) tổ chức phân luồng và cho phép tàu thủy được phép qua đoạn sông nơi cầu Ghềnh đang bị sập.
Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, từ ngày 20/2, tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được phép điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120 km/h. Theo đại diện lãnh đạo VEC, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được thiết kế với vận tốc 120 km/h, có lớp mặt đường tạo nhám để đảm bảo tốc độ khai thác 120 km/h. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khai thác, VEC chưa thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám do một số đoạn tuyến nền đường chưa ổn định. Sau hơn 3 năm đưa vào khai thác toàn tuyến, nền đường đã cơ bản ổn định và từ 1/10/2015, VEC thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám và các hạng mục phụ trợ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông và êm thuận cho các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Sau hơn một tuần sau khi thực hiện quy định đăng ký bắt buộc xe máy điện và xe đạp điện, tính đến ngày 15/12, mới có gần 700 xe được người dân mang đi đăng ký. Con số này quá ít so với lượng xe đang lưu thông.