Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống, thịt lợn chiếm 70% tổng các loại thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang tăng cao nhất là thịt lợn nhiều nạc, nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và việc điều trị cũng khó khăn hơn trong đó có bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản sau khi đẻ.
Với tổng doanh số bình quân đạt trên 6,7 tỷ đồng/năm, sau khi trừ đi các chi phí cho lãi ròng trên 2,4 tỷ đồng, hiện nay mô hình nuôi lợn nái sinh sản công nghệ cao khép kín chuồng lạnh của chị Nguyễn Thị Anh Đào ở khóm phố Hải Hòa, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của Hội phụ nữ tỉnh Quảng Trị.
Trong chăn nuôi lợn nái, hiện tượng lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con, không cho con bú sau khi đẻ xảy ra ngày càng nhiều. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-40% số con trong đàn, không cho con bú làm heo con kiệt sức, tiêu chảy và chết gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn nái sinh sản đang được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm và phát triển để chủ động được con giống và mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.Tuy nhiên, chăn nuôi lợn nái sinh sản sẽ có nhiều kỹ thuật và khó khăn hơn so với nuôi lợn thịt. Nó đòi hỏi người chăn nuôi phải học hỏi kỹ thuật cũng như đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tế thì công việc này mới mang lại hiệu quả.
Nuôi lợn nái tốt có tính chất quyết định đến sinh sản của lợn. Khi lợn nái chửa và nuôi con, cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và có kế hoạch chăm sóc hợp lý để lợn mẹ và lợn con đều khỏe mạnh.