Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Thực hiện chủ trương thay thế vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn, tỉnh Quảng Ninh có trên 6,85 triệu quả phao xốp cần chuyển đổi sang phao nhựa HDPE hợp quy. Do đó, địa phương phải có phương án xử lý phao xốp để không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng, việc áp dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều nông dân thu được lợi ích kép khi tiết kiệm được chi phí tiền điện đáng kể mỗi tháng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt.
Quảng Trị là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung thì trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sau 6 tháng triển khai chương trình Ngân hàng “Gửi rác - Rút tiền”, Công ty Cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (trụ sở tại thành phố Uông Bí) đã thu gom được hơn 20 tấn rác thải tái chế và chuyển cho khách hàng trên 100 triệu đồng. Đây là chương trình “ATM rác" đầu tiên được thực hiện tại một nhà máy sản xuất xi măng ở Việt Nam, không chỉ nhằm mục tiêu tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong sản xuất mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải nhà kính, cùng với tỉnh Quảng Ninh chuyển đổi phát triển kinh tế từ “nâu sang xanh”.
Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng không những giúp tăng tỉ lệ che phủ rừng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ phát triển kinh tế rừng ở Hà Giang. Nếu như năm 2018, tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang đạt trên 51%, thì đến tháng 8/2021, tỉ lệ che phủ rừng của Hà Giang đã đạt trên 58%. Tính đến ngày 16/8/2021, toàn tỉnh Hà Giang đã trồng được 5.179 ha rừng, trong đó diện tích trồng mới là 2.115 ha, diện tích trồng sau khai thác là 3.064 ha. Diện tích trồng cây phân tán trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 1.362 ha.
Hàng trăm nông dân chuyên sản xuất mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở xã đảo Long Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh phấn khởi vì mùa vụ trồng lúa ST.24 năm nay được lợi kép, năng suất lúa ước đạt 5,4 tấn/ha và được 3 doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản lượng lúa.
Năm 2020, huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được giao kế hoạch trồng mới 240 ha rừng, cơ cấu cây giống chủ yếu là Sơn Tra và Pơ Mu. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo người dân các thôn, bản khẩn trương triển khai việc trồng rừng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có gần 317 ha được trồng xong đưa số diện tích rừng trồng vượt kế hoạch gần 77 ha.