Chiều 21/9, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
Ngày 16/4, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ phát động chương trình "Những bước chân vì cộng đồng" chặng 4 tại Sơn La.
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai. Họ thường sống từng làng ở vùng núi đất. Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp.
Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm, trước khi gặt lúa, bà con người La Ha (Sơn La) thường làm lễ cúng cơm mới. Nghi thức này luôn được cộng đồng người La Ha ở Sơn La trân trọng lưu giữ.
Lễ hội Pang A là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người La Ha các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (Sơn La). Lễ hội “Pang A” được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe, may mắn cho dân làng và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh và các thầy lang có công bảo vệ dân bản.
Vào dịp đầu xuân năm mới, việc trên nương chưa nhiều, để con cháu, bà con bản dưới mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, người La Ha tổ chức Lễ hội dâng hoa măng.