Năm nay là năm được tỉnh Cao Bằng xác định là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để hoàn thành mục tiêu, Cao Bằng cần nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Với tiềm năng lợi thế lớn của tỉnh về cây sắn, kèm theo điều kiện thuận lợi từ gia đình sẵn có nhà máy chế biến tinh bột sắn, anh Đặng Khánh Duy, ngụ xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đã thành công trong việc tìm hiểu quy trình chế biến sâu từ tinh bột sắn, để tạo ra loại bánh tráng đạt chuẩn, siêu mỏng.
Cà phê đang là một trong những cây công nghiệp chủ lực của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Năm 2021, hầu hết diện tích trồng cà phê trên ở Sơn La đều được mùa, năng suất đạt trung bình khoảng 20 tấn/ha, giá cà phê quả tươi từ đầu vụ cà phê đến nay đã đạt trung bình 7-8 nghìn đồng/kg. Nhờ đó, nông dân trồng cà phê rất phấn khởi khi nguồn thu nhập được nâng cao.
Với gần 400.000 con bò, tỉnh Gia Lai là địa phương có số lượng bò đứng thứ hai của cả nước (sau Nghệ An), chiếm 49,9% của khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, đa số bò nuôi nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bị ảnh hưởng bởi nhiều tập tục địa phương cùng phương thức chăn thả tự nhiên khiến chất lượng bò thịt không cao, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò vẫn còn thấp. Với tỉ lệ bò lai của tỉnh chỉ đạt xấp xỉ 40%, tỉnh Gia Lai đã và đang áp dụng nhiều chương trình nhằm tăng tỉ lệ bò lai trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ dân ở xã Phong An, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã trồng thành công hơn 4 ha cây atiso đỏ. Giống cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể chế biến ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
Từ một loài bò sát hoang dã sinh sống trên những động cát ven biển, người dân Ninh Thuận đã đưa con dông về nuôi nhân tạo, nhân giống và phát triển thành công đàn dông thương phẩm, mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu.