Ngày 29/4/2022, Hội kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác lập kỷ lục “Tổ ong lớn nhất Việt Nam” có kích thước 2,2 m x 1 m, nặng 43 kg, thu khoảng 15 lít mật và 2 kg phấn hoa. Ảnh: Loan Phương

Mật ong U Minh - “dược liệu quý” giữa đại ngàn

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Nơi đây hiện có khoảng 176 loài thực vật thuộc 65 chi, 36 họ. Đặc biệt, cây tràm là loài ưu thế, nổi bật, làm nên nét đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập ngọt tỉnh Cà Mau và cũng chính điều kiện tự nhiên tuyệt vời này đã tạo ra đặc sản mật ong rừng tràm U Minh nổi tiếng.

UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen cho các cá nhân thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy

Sáng 14/4, tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Kỳ quan thác 50 trong Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh:TTXVN

Phát huy giá trị hai Khu Dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Kon Hà Nừng

Núi Chúa (Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây vừa là niềm tự hào vừa là sự ghi nhận của quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học, nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc của Việt Nam…
Vẻ đẹp hoang sơ của điểm du lịch Hang Rái trong cụm du lịch Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

Núi Chúa và Kon Hà Nừng được UNESCO vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Tối 15/9/2021 (giờ Việt Nam), tại cuộc họp của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO (CIC-MAB) đang diễn ra từ ngày 13-17/9/2021 tại Nigeria, hai khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam là Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) đã chính thức được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nâng số lượng các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam lên tổng số 11.
Kỳ quan thác 50 trong khu Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: TTXVN phát

UNESCO công nhận thêm 20 khu dự trữ sinh quyển thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 15/9 đã công nhận thêm 20 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có 2 khu sinh quyển ở Việt Nam là Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai. Như vậy, hiện số lượng các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam đã lên đến 11, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (19 khu).
Bảo tồn, phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Bảo tồn, phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 36 của UBND tỉnh về Ban hành quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Langbiang được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Langbiang được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ngày 9/6, tại Kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (ICC MAB), Khu dự trữ sinh quyển Langbiang (Lâm Đồng) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại miền đất Tây Nguyên hùng vĩ và là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam.