Trưng bày sản phẩm khoai môn tại Ngày hội. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN

Tổ chức Ngày hội Khoai môn năm 2023 tại huyện Lấp Vò

Trong 2 ngày (25-26/9/2023), tại xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Ngày hội Khoai môn năm 2023. Đây là sự kiện trưng bày, giới thiệu đến du khách các sản phẩm từ khoai môn - nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của huyện.
Ông Lê Thanh Hải, ngụ xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) phân loại khoai môn theo kích cỡ để bán cho thương lái. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Xây dựng thương hiệu khoai môn Láng Dài

Khoai môn đã gắn bó với người dân xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay đã được gần 20 năm, ban đầu chỉ vài hộ trồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, giá các loại cây trồng khác bấp bênh nên có thêm nhiều hộ nông dân trong xã đã chủ động chuyển sang trồng khoai môn lấy củ.
Kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ

Kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ

Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta). Củ cái khoai sọ nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai môn dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em… Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa.