Toàn bộ 1.110 tổ bầu cử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 5/1, đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã tổ chức các đoàn đến thăm và chúc Tết đầu lúa của đồng bào Raglai, K’ho đang sinh sống tại 4 xã miền núi, vùng cao thuộc huyện Bắc Bình gồm: Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền và Phan Tiến.
Từ cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng, sản phẩm cà phê của người K’Ho đã có mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Người đưa cà phê xuống núi là chàng trai người K’Ho – K’Luys ở thôn 2, xã Liên Đầm, huyện Di Linh.
Trong 2 ngày 30-31/1 (ngày 14-15 tháng Chạp), đồng bào dân tộc Raglai và K'ho sinh sống ở các xã vùng cao huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) đã cùng nhau tụ họp về xã Phan Điền để vui chơi, đón mừng Tết đầu lúa.
Đến với buổi phục dựng Lễ Mừng lúa mới của người dân tộc K’ho S’rê tại khu du lịch Kô Tam (TP. Buôn Ma Thuột) trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, du khách được đắm mình trong những làn điệu dân ca ngọt ngào của các nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Đồng bào K’ho cho rằng, kiêng cữ thì sẽ mang lại điều may mắn cũng như tránh những điều xui xẻo trong cuộc sống. Từ lúc sinh ra, lớn lên cho đến lúc qua đời, hay các hoạt động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như: đi săn, ăn uống, cưới xin… đều có kiêng cữ. Những kiêng cữ này được truyền lại từ đời này qua đời khác, ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân K’ho.
Dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km có một ngôi làng bình dị nằm ẩn mình dưới thung lũng, bên cạnh dòng suối vàng đúng với tên gọi được lưu truyền “Làng Cù Lần”.
Cứ vào độ tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đồng bào K’Ho nói chung và đồng bào K’Ho Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) nói riêng lại tổ chức lễ cúng cầu an cho gia đình họ tộc, cầu cho một vụ mùa sắp tới được bội thu.
Già làng (kra bon) K’Dui ở Di Linh (Lâm Đồng) đã triết lý về ẩm thực K’Ho thế này: “Trước kia, dẫu sống biệt lập giữa núi rừng, nhưng không vì thế mà người K’Ho thiếu đi những thức ăn ngon, bổ dưỡng và độc đáo. Nguyên liệu của các món ăn chủ yếu được lấy sẵn từ đại ngàn; vậy nên, đã sản sinh ra những người con trai, con gái K’Ho cường tráng, đôn hậu”.
Anh Pang Ting Sin ở tổ dân phố Bon Đưng 1, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là người K'Ho đầu tiên áp dụng phương pháp trồng hoa hồng công nghệ cao.
Tôi cho rằng, ở hai người phụ nữ K’Ho này, có cái gì đó gần giống với người nghệ sĩ. Đan chiếu, đối với họ, không chỉ là thói quen, mà còn là máu thịt. Chính cái sự làm vì nhớ nghề của họ mà nghề đan chiếu cói được gìn giữ.
Huyện Lâm Hà là một trong những địa chỉ truyền thống trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng. Nghề nuôi tằm ươm tơ đã theo chân những người con đất Bắc vào bám rễ trên đất Nam Tây Nguyên. Để rồi hôm nay, đường tơ được bà con người K’Ho kéo lên đến cả Cổng Trời, hay vào tận Tân Thanh xa xôi.