Ngày 07/1/2019, tại sân vận động quốc gia Olympic ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày lật đổ chế độ Khmer Đỏ diệt chủng với sự tham gia của hàng chục nghìn người đến từ mọi miền trên đất nước Campuchia.
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự tự vệ chính đáng của dân tộc, nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả của dân tộc Việt Nam đối với nhân dân nước bạn Campuchia.
Ngày 16/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An tổ chức gặp mặt kỷ niệm 40 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019).
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, Việt Nam không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà còn cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự; tạo điều kiện để khôi phục lại tình hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu vốn có giữa nhân dân Việt Nam - Campuchia.
Cách đây 40 năm, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của dân tộc, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của tổ quốc đã đứng lên đánh đuổi tập đoàn phản động Pol Pot, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia và giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Tỉnh Long An có đường biên giới dài 132,97km, đi qua 6 huyện, thị xã và tiếp giáp 2 tỉnh Svay Rieng và Prey Veng Vương quốc Campuchia. Trong điều kiện rất khó khăn những năm đầu sau giải phóng, nhưng tỉnh Long An đã huy động lực lượng với quân số hơn 10.000 người, cùng một khối lượng vật chất, phương tiện to lớn để giúp nhân dân Svayrieng và một số tỉnh khác của Campuchia, trên cả hai phương diện đánh địch và xây dựng toàn diện. Sự giúp đỡ này và cho đến nay ngày càng vun đắp tình hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân tỉnh Long An với 2 tỉnh Svay Rieng và Prey Veng.
"Người dân Campuchia và thế giới đều công nhận rằng nếu không có chiến thắng 7/1/1979 thì sẽ không thể có sự hồi sinh cho dân tộc và đất nước Campuchia. Và nếu không có sự giúp đỡ của người anh em, người đồng đội Việt Nam thì Campuchia không thể giành được chiến thắng cuối cùng và đạt được những kết quả, thành tựu như ngày hôm nay. Đây là một sự thật không thể chối cãi".
Trước sự tàn bạo của Khmer Đỏ đối với nhân dân Campuchia và Việt Nam, ngay sau khi nhận được lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang giúp nhân dân Campuchia tái thiết đất nước. Những ngày tháng đồng cam cộng khổ bên đất bạn vẫn in đậm trong tâm trí những người lính tình quyện cũng như chuyên gia Việt Nam.
Tại tỉnh An Giang, những chứng tích về một thời đau thương do chế độ Khmer Đỏ gây ra vẫn còn đó. Đây là minh chứng cho sự tàn bạo của chế độ này, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.
Hơn 40 năm trước, khu vực Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) là nơi quân và dân ta đoàn kết với những người yêu nước Campuchia đánh trả quyết liệt với quân Khmer Đỏ. Vùng chiến sự ác liệt năm xưa chỉ còn trong ký ức, giờ đây Xa Mát đã trở thành cửa khẩu quốc tế sầm uất về thương mại, là nơi giao lưu, kết nối của nhân dân hai nước.
40 năm sau ngày đất nước Campuchia thoát khỏi thời kỳ Khmer Đỏ diệt chủng cầm quyền dưới tên gọi Campuchia Dân chủ (7/1/1979-7/1/2019), những ký ức về tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Campuchia và Việt Nam vẫn không phai mờ.