Khu vực rừng được khai thác để làm hồ chứa nước Ka Pét có trữ lượng gỗ thấp và không còn gỗ quý. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Bình Thuận thông tin về khai thác rừng làm hồ chứa nước

Trước thông tin trái chiều về việc khai thác hàng trăm héc ta rừng để làm hồ chứa nước, ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức khảo sát điểm sẽ triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận); đồng thời, giải đáp một số thông tin việc khai thác rừng để làm hồ chứa nước và tầm quan trọng của việc xây dựng hồ này.
Khai thác nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Khai thác nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam hiện có 14,8 triệu ha rừng và đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 - 43% đến năm 2030. Dự kiến, mỗi năm, cả nước sẽ trồng thêm khoảng 238.000 hecta rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu.Theo số liệu từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2018, bình quân rừng Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính đạt 18,3 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ)/năm do ngăn ngừa suy thoái và mất rừng. Cùng với đó, phát triển rừng tăng cả diện tích và chất lượng giúp tăng hấp thụ bình quân khoảng 38,5 triệu tấn CO2tđ. Như vậy, tổng cộng cả hấp thụ và phát thải ròng từ rừng đạt 56,8 triệu tấn CO2 tđ.