Ngày 30/9, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ban hành giỏ tiền tệ quốc tế mới, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), trong đó bao gồm đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Đây được xem là "dấu mốc lịch sử" đối với Trung Quốc, IMF và cả hệ thống tiền tệ quốc tế.
Chiều 30/8, tại Trụ sở Chính phủ, phát biểu ý kiến tại buổi tiếp tiếp ông Jonathan Dunn (Giô-na-than Đun), Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự giúp đỡ hiệu quả, thiết thực của IMF đối với quá trình ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực cải cách tài chính-ngân hàng, quản lý nợ công, cải cách doanh nghiệp nhà nước… ; đồng thời bày tỏ hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của IMF trong hỗ trợ tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thời gian tới.
Chiều 18/3, tại Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp bà Cờ-rít-xtin La-gát, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đang ở thăm Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 19/2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết ban lãnh đạo IMF đã bầu lại bà Christine Lagarde (Crít-xtin La-gác-đơ) làm Tổng Giám đốc điều hành định chế tài chính này thêm một nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ ngày 5/7 tới.
Ngày 11/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo bà Christine Lagarde, 60 tuổi, đã được tái đề cử giữ chức Tổng Giám đốc thể chế tài chính hàng đầu thế giới này nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu vào tháng 7 tới.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hôm 4/2 cảnh báo sự yếu đi ở các nền kinh tế mới nổi có thể dẫn tới sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 30/11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đủ điều điều kiện để đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).