Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi

Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024. Sự kiện đã giúp "đánh thức" các làng nghề sản xuất gạch gốm ở kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít phát huy tiềm năng theo hướng đi mới, nhằm tôn vinh thành quả của người dân, từng bước đưa nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm, điểm đến xanh thu hút du khách.

Người dân xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long làm việc ở các cơ sở sản xuất gạch truyền thống. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Vĩnh Long bảo tồn các lò gạch, gốm truyền thống, tạo sản phẩm du lịch đặc thù

Huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) là một trong những địa phương còn lưu giữ được khối di sản kiến trúc cùng nghề sản xuất gạch, gốm truyền thống với gần 1.500 lò gạch mái vòm còn nguyên vẹn hoặc một phần nằm dọc các bờ sông. Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít nhằm bảo tồn các lò gạch này, tạo sản phẩm du lịch đặc thù và góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng thu nhập cho người dân địa phương.