Ngày 27/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hòa Bình) cho biết, đơn vị đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong quá trình thực hiện hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, đối với 7 cán bộ huyện Lạc Sơn.
Ngày 13/6, Đoàn công tác Tỉnh ủy Hòa Bình do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch của địa phương trong thời gian tới.
Ngày 23/8, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực địa, dự họp kiểm điểm việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng và kế hoạch chặn dòng, đắp đập vượt lũ, công trình đầu mối hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ngày 1/1, Công an huyện Lạc Sơn cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ” theo Điều 232, Điều 354, Điều 364 và Điều 365 Bộ Luật hình sự. Đồng thời, ra Quyết định khởi tố đối với bị can Trần Ngọc Tuấn, nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn về tội “Nhận hối lộ”; bị can Trần Văn Toản về tội “Đưa hối lộ” và Giang Văn Hùng, lái xe Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn về tội “Môi giới hối lộ”; ra Lệnh bắt tạm giam đối với 2 bị can Trần Ngọc Tuấn và Trần Văn Toản; cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Giang Văn Hùng.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức công bố công tác xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO; kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia mái đá Làng Vành, xã Yên Phú và hang Xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.
Tối 15/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2022 tại Nhà Văn hóa xã Tân Lập.
Theo người dân địa phương, từ ngày 6-12/4, tại khu vực rừng tự nhiên núi đá thuộc địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xuất hiện một số đàn khỉ vàng xuống núi tìm kiếm thức ăn ở khu vực nhà dân. Ngay khi nhận được thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện và đại diện địa phương cùng nhiều người dân đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát thực địa nhiều lần, phát hiện và tiếp cận một đàn khỉ vàng với 3 cá thể đực.
Ngày 30/12, tại xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), Tỉnh đoàn Hòa Bình phối hợp cùng các đơn vị doanh nghiệp tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2021 - Xuân tình nguyện năm 2022 với nội dung “Áo ấm cho em”...
Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) được mệnh danh là "thủ phủ" hạt dổi của tỉnh Hòa Bình. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước ngày càng phong phú, hạt dổi trở thành gia vị đặc sản không thể thiếu trên thị trường. Với ưu điểm không mất nhiều công chăm sóc, bảo vệ, sản phẩm hạt lại dễ thu hoạch, bảo quản, chỉ cần phơi khô, không sợ hỏng, mốc và bán được quanh năm, nên cây dổi đang trở thành cây chủ lực đem lại thu nhập kinh tế cao, hướng đi xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu của người dân nơi đây.
Chí Đạo là xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, mới đạt 9/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Vùng đất cổ xứ Mường Vang này sở hữu nguồn tài nguyên giá trị lớn là rừng cây dổi. Từng hàng dổi được người dân trồng làm hàng rào tựa như những chiếc ô khổng lồ tỏa bỏng mát, thân dổi cao 20m, tỏa bóng râm mát. Hàng nối hàng, cây nối cây tạo không gian đặc sắc của xứ Mường.
Địa bàn xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình có hai cây cầu treo là cầu Xóm Be và Hai Ót, bắc qua sông Bưởi. Hai cây cầu này cũng là con đường nối xã Chí Đạo với các xã khác của huyện Lạc Sơn. Mỗi ngày có khoảng 1.000 lượt người lưu thông qua khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay, hai cây cầu treo này đã xuống cấp nghiêm trọng, các dây cáp, lan can bằng sắt đã hoen rỉ, rệu rã, những tấm ván gỗ đã mục nát, gẫy rụng, chỉ trực chờ rơi xuống sông Bưởi bất cứ lúc nào.
Về thăm chiến khu Mường Khói (trước thuộc hai xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa, nay thuộc hai xã Ân Nghĩa và Tân Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình) giữa mùa thu tháng Tám lịch sử, chúng tôi như được sống lại những ký ức thời kỳ cách mạng cách đây 73 năm. Càng ý nghĩa hơn là khi được cụ Bùi Văn Bỉnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hòa Bình (nay là Sở Nội vụ), một nhân chứng sống của lớp học “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” kể lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu, lòng yêu nước, yêu dân tộc của những chiến sĩ thời đó đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của Cách mạng tháng 8/1945.