Ngày 2/8, UBND huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức Lễ đón nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống - nghề dệt choàng (hay còn gọi là dệt khăn rằn) xã Long Khánh A.
Vùng Hồng Ngự trước đây gồm thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và Tân Hồng của tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực thượng nguồn sông Cửu Long. Theo thời gian, cá tra không ngừng phát triển ở Đồng Tháp, sản phẩm từ loài cá này xuất khẩu sang nhiều quốc gia, mang về nghìn tỷ đồng cho tỉnh Đồng Tháp.
Những năm gần đây, huyện biên giới Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mở ra nhiều hướng đi mới cho nông dân; trong đó, mô hình chăn nuôi dê thịt đang được một số nông dân ở xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự triển khai mang lại hiệu quả kinh tế.
Từ 10 ha đất trồng 2 vụ lúa/năm, anh Bùi Chí Nhân ngụ phường An Bình B, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn chuyển sang thực hiện mô hình nuôi cá linh, kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa mùa (giống lúa sống tự nhiên và có đặc tính khi nước lũ dâng đến đâu, thân lúa mọc cao đến đó). Mô hình này giúp anh Bùi Chí Nhân có nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, cao hơn khoảng 4 lần so với chỉ trồng độc canh cây lúa như trước đây.
Cá linh non xuất hiện tại các chợ trong tỉnh Đồng Tháp, đó là báo hiệu nước thượng nguồn sông Mekong đổ về, và cũng là lượng cá linh non đầu mùa theo con nước về các huyện đầu nguồn như: Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự. Với số lượng đánh bắt cá linh non khan hiếm nên giá rất cao, hơn 200.000 đồng/kg.
Trước thời tiết nắng nóng, có nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là các khu vực gò cao, trong vụ Hè Thu, nông dân Đồng Tháp đã chủ động chuyển đổi sang trồng vừng thay vì trồng lúa như trước đây. Nông dân còn phấn khởi hơn khi vừng năm nay được mùa, được giá.
Đồng Tháp được biết đến là một trong những tỉnh đầu nguồn đón dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Trong thời gian con nước ngập đồng, bà con ở các huyện đầu nguồn luôn tất bật cho những cuộc mưu sinh trên những cánh đồng trắng nước. Không chọn cho mình cách trải nghiệm theo các tour tại các điểm du lịch quen thuộc, phóng viên theo chân những người nông dân thứ thiệt lênh đênh sông nước để trải nghiệm “nghề bà cậu”, tận tay đánh bắt “sản vật trời ban” chỉ có riêng trong mùa nước nổi.
“Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh sau khi trừ chi phí đầu về con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng là chuyện không khó”. Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Lanh ở xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.