Vùng cao xứ Thanh hân hoan đón Xuân Quý Mão

Vùng cao xứ Thanh hân hoan đón Xuân Quý Mão

Trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, ngược lên các huyện miền núi xứ Thanh, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chúng tôi mới cảm nhận rõ không khí đón Tết Nguyên đán Quý Mão đã đến trong từng nếp nhà, con ngõ.
Giống vịt Cổ Lũng thuần chủng được anh Hải nhân giống ra có màu sắc đồng nhất 95 - 97%, hình dáng cổ to và ngắn, chân ngắn, vịt trống có đầu màu xanh và có khoang cổ, vịt mái có màu sẻ và khoang cổ, sức đề kháng tốt hơn giống vịt gốc cũ, cân nặng tăng lên

Phục tráng thành công giống vịt Cổ Lũng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vịt Cổ lũng là giống vịt đặc sản ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá nhưng chỉ được bà con ở đây nuôi nhỏ lẻ, giống cũng bị lai tạp nhiều nên có nguy cơ mai một. Với niềm đam mê đặc biệt bảo tồn và phát triển các loại gia cầm, thủy cầm đặc sản của Thanh Hóa, sau 7 năm tự bỏ tiền ra nghiên cứu, anh Trương Tiến Hải, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hoá đã phục tráng thành công giống vịt Cổ Lũng; qua đó, phát triển chăn nuôi vịt Cổ Lũng theo chuỗi giá trị đem lại lợi ích kinh tế cao.
Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã. Ảnh: baothanhhoa.vn

Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi ở xứ Thanh vẫn còn gìn giữ nhiều nét đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, người Mường. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, một số hộ gia đình dân tộc Thái, Mường trên địa bàn huyện Bá Thước đã tìm tòi, sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Thanh Hóa nỗ lực xây dựng và duy trì điểm đến an toàn

Thanh Hóa nỗ lực xây dựng và duy trì điểm đến an toàn

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng ngành Du lịch Thanh Hóa vẫn luôn nỗ lực, cố gắng để thích ứng với trạng thái "bình thường mới", vừa phòng, chống dịch vừa đẩy mạnh các hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch. Trong đó, duy trì, xây dựng và kết nối những “điểm đến xanh”, “tuyến du lịch xanh” được coi là một hướng đi phù hợp, hiệu quả của địa phương này.
Một khu dân cư huyện Bá Thước làm phát triển du lịch. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Pù Luông “thiên đường giữa đại ngàn”

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng những điểm đến hấp dẫn như Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa là địa chỉ được du khách lựa chọn cho chuyến đi của mình trong những ngày đầu xuân.
Người dân vùng cao Thanh Hóa tăng thu nhập từ sản phẩm quýt bản địa

Người dân vùng cao Thanh Hóa tăng thu nhập từ sản phẩm quýt bản địa

Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, nhiều người dân huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thu hoạch sản phẩm quýt rừng (còn có tên gọi là quýt hôi) để bán cho người tiêu dùng. Đây là cây quýt có múi, chất lượng ăn ngon, mát họng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Nhờ trồng cây quýt bản địa, nhiều hộ dân vùng cao đã nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Thanh Hóa đồng hành cùng doanh nghiệp vùng cao khắc phục ảnh hưởng do dịch COVID-19

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, mà còn tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tinh thần quyết tâm vượt khó, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, vẫn nỗ lực duy trì hoạt động nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh và chủ động đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phục hồi giống quýt bản địa cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện Bá Thước

Phục hồi giống quýt bản địa cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện Bá Thước

Quýt rừng có vị ngọt thanh, thơm mát đặc trưng. Quả quýt non hoặc chín có thể dùng làm thuốc nam, lá cây có thể làm gia vị. Mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với các loại các cây trồng khác, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, cây quýt hôi bản địa đã được UBND huyện Bá Thước quan tâm phục tráng, mang lại giá trị kinh tế khá.
Xây dựng điểm du lịch cộng đồng Kho Mường

Xây dựng điểm du lịch cộng đồng Kho Mường

Nhằm phát triển điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, thành một sản phẩm du lịch cộng đồng có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao, trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Dự án xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường, xã Thành Sơn.
Diện mạo mới huyện nghèo vùng cao Bá Thước

Diện mạo mới huyện nghèo vùng cao Bá Thước

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và thực hiện các dự án phát triển sản xuất cho người dân. Dù còn nhiều khó khăn nhưng bộ mặt huyện nghèo đã có nhiều thay đổi. Những con đường, trường học xây mới, cùng với đó là những thửa ruộng bậc thang xanh mơn mởn và những khu nghỉ dưỡng sinh thái được hình thành.
Tục lệ cho thú rừng ăn Tết

Tục lệ cho thú rừng ăn Tết

Đợt giáp Tết, tôi lên miền Tây Thanh Hóa, đến nhà ông Hà Văn Nênh, 70 tuổi, người Cành Nàng, huyện Bá Thước chơi. Nghe ông nội sai bắt gà đãi khách, Hà Văn Thành (18 tuổi) xách nỏ vẫy tay rủ tôi ra vườn đồi. Leo một quãng dốc, Thành dừng lại nghe ngóng, rồi bảo: “Con gà trống có chòm lông đen ở cổ kia chú nhé. Chú đi vòng sang bên kia, dồn nó lại phía này cho cháu”.
Lễ hội Mường Khô ở Thanh Hóa

Lễ hội Mường Khô ở Thanh Hóa

Ngày 14/2, người Mường ở Thanh Hóa lại nô nức về dự Lễ hội Mường Khô (làng Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước) để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Đặc sắc các tour du lịch cộng đồng ở Pù Luông

Đặc sắc các tour du lịch cộng đồng ở Pù Luông

Ngày 19/10, tại thôn Đôn (xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố tour du lịch cộng đồng Pù Luông. Dự lễ công bố có đại diện Tổng cục Du lịch; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Hiệp hội Du lịch các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An; Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội – UNESCO; các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, người dân địa phương cùng du khách.
Homestay giúp người dân miền núi Bá Thước phát triển kinh tế

Homestay giúp người dân miền núi Bá Thước phát triển kinh tế

Phát triển du lịch cộng đồng theo hình thức homestay đang mở ra cơ hội cho người dân nhiều huyện miền núi ở xứ Thanh cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Bá Thước là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng các điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giúp dân trồng cây dược liệu để thoát nghèo

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giúp dân trồng cây dược liệu để thoát nghèo

Mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn nguồn gen cây dược liệu quý, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã triển khai dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đảng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2016-2020). Dự án này thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tầm nhìn đến năm 2025. 
Chuyện về ngôi trường Cao Sơn chưa từng có giáo viên nữ

Chuyện về ngôi trường Cao Sơn chưa từng có giáo viên nữ

​Được thành lập từ năm 2008, điều hết sức đặc biệt là từ khi thành lập đến nay, Trường Phổ thông Cao Sơn nằm trên đỉnh Pù Luông, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa chưa từng có giáo viên nữ, chưa từng tổ chức kỷ niệm Ngày 20/10 hay 8/3. Hiện 17 cán bộ giáo viên của nhà trường đều là các thầy giáo. Mặc dù điều kiện đi lại và sinh hoạt còn nhiều khó khăn, các thầy giáo tại điểm trường này vẫn nỗ lực không ngừng, quyết tâm bám lớp, bám trường để đem con chữ đến với trẻ em vùng cao.