Được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, gia đình bán hai vườn keo nguyên liệu thu về hơn 80 triệu đồng để góp thêm, anh Hồ Văn Ngọc ở thôn 3, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam đã xây được ngôi nhà mới khá khang trang và mua sắm nhiều vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày. Điều đáng mừng là thay vì tổ chức ăn uống linh đình như trước đây, gia đình anh Ngọc chỉ làm một mâm cơm cúng tạ ơn tổ tiên, thần linh vào ngày về nhà ở mới.
Những năm qua, những người có uy tín tại các địa phương của Hòa Bình đã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân trong tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Từ đó góp phần xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn ma túy, tảo hôn và bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
Sáng 14/10, Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu tổ chức khai mạc Hội thi Dân vận khéo với chủ đề “Tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu năm 2024”.
Chiều 27/9, Ban Chỉ đạo Nghị quyết 15-NQ/TU tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2024 - 2030.
Chiều 1/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ.
“Kéo vợ” theo tiếng đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang gọi là “Chắt Pò Nỉa”, trước kia vốn dĩ là nét đẹp văn hóa, thể hiện tự do hôn nhân, mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị ngăn cản, ràng buộc bởi sính lễ. Tuy nhiên, tập tục hiện nay đang bị biến tướng, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự xã hội.
Nằm trên địa bàn thành phố Lào Cai, nhưng thôn Láo Lý, xã Tả Phời, vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đang được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ.
Để thay đổi tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số, vấn đề quan trọng là phải phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đó là kinh nghiệm quan trọng trong “cuộc chiến” chống hủ tục ở vùng cao Lào Cai…
Khi nhắc đến đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người thường nghĩ đến đời sống khó khăn gắn với các hủ tục. Thế nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn thay đổi khi mọi người đến với thôn Cu Pua - nơi đa số là người đồng bào dân tộc Pa Kô (tên gọi khác của dân tộc Tà Ôi), Vân Kiều (tên gọi khác của dân tộc Bru - Vân Kiều), sinh sống bên bờ sông Đa Krông, xã Đa Krông, huyện miền núi Đa Krông, tỉnh Quảng Trị.
Đi đầu trong phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa là những kết quả nổi bật trong nhiều năm qua của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
Ông Trần Đình Hiệp, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, tình trạng "ma lai - thuốc thư" trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tỉnh chỉ đạo kiên quyết sớm loại trừ ra khỏi cộng đồng, nhằm đảm bảo sự bình yên vốn có ở các buôn làng.
Thách cưới là một hủ tục tồn tại lâu đời trong đời sống hôn nhân của đồng bào dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng. Thách cưới đã và đang là gánh nặng của phụ nữ dân tộc thiểu số, cản trở rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Lâm Đồng đã chú trọng xây dựng các mô hình “Nói không với hủ tục tập quán lạc hậu” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ma và lễ hội.