Hội chứng “COVID-19 kéo dài” ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của trẻ em

Hội chứng “COVID-19 kéo dài” ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của trẻ em

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trẻ vị thành niên bị ảnh hưởng bởi “COVID-19 kéo dài” hoặc “hậu COVID-19” sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, thay đổi khứu giác và lo lắng hơn so với bạn bè đồng trang lứa khỏe mạnh. Các triệu chứng thường tác động đến hoạt động hàng ngày như thay đổi thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, hành vi, kết quả học tập, chức năng xã hội (tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình) và các cột mốc phát triển.
Triển vọng thuốc điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài

Triển vọng thuốc điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài

Lauren Nichols, một chuyên gia logistic đang làm việc tại Bộ Giao thông vận tải Mỹ ở Boston đã bị suy giảm trí lực, thường xuyên mất tập trung, mệt mỏi, đau đầu sau khi mắc COVID-19 vào mùa Xuân năm 2020. Đến tháng 6/2021, cô bắt đầu được bác sĩ đề nghị sử dụng liều thấp naltrexone - một loại thuốc thường được sử dụng đề điều trị chứng nghiện rượu và opioid. Điều đáng mừng là sau hơn 2 năm sống trong cảnh "sương mù não", cô chia sẻ: "Tôi thực sự có thể suy nghĩ rõ ràng".
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Nghiên cứu cho thấy COVID-19 liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng hội chứng COVID-19 kéo dài, còn gọi là “Long COVID”, đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng chục triệu người trên thế giới, trong đó có vấn đề tim mạch. Các bác sĩ cho rằng khoảng 10% số trẻ em mắc COVID-19 sẽ chịu ảnh hưởng của “Long COVID”. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành BMJ cho thấy những người bình phục sau khi mắc COVID-19 nhiều khả năng còn bị lo âu, trầm cảm, cũng như gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần kép, do COVID-19 gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện đang bùng phát.