Từ năm học 2025-2026, Bộ Chính trị thực hiện chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước. Đây là quyết sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Đắk Lắk.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang, khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa có nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên từ năm học 2024 - 2025 đến năm học 2025 - 2026. Theo đó, mức học phí cao nhất là 92.000 đồng/học sinh/tháng và thấp nhất là 30.000 đồng/học sinh/tháng.
Hiện nay, trong số hàng trăm ngành đào tạo, theo quy định của Nhà nước, có một số ngành được miễn giảm học phí; đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng có chính sách hỗ trợ học phí với một số ngành đặc thù để thu hút sinh viên.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97). Việc ban hành Nghị định này nhằm điều chỉnh lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình thực tiễn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 300/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
"Không giảm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở"- Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023 - 2024, diễn ra chiều 10/5, tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023.
Lào Cai sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XVI diễn ra trong hai ngày 6, 7/12 tại thành phố Lào Cai.
Trước tình hình một số mặt hàng quan trọng, thiếu yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư đầu vào nông nghiệp, cước phí vận tải, giá các dịch vụ thiết bị vật tư y tế, giáo dục có khả năng tăng lên, chiều 13/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với một số bộ, ngành về kết quả công tác điều hành giá các mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm và định hướng từ nay đến cuối năm 2022.
Từ năm học 2022 -2023, học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (gọi tắt là Nghị định 81). Việc tăng học phí giúp các trường tự cân đối thu bù chi, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, cần chú trọng các chính sách hỗ trợ học bổng, vay tín chấp dành cho sinh viên khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 3277/BGDĐT-KHTC gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên, phụ huynh trong tình hình dịch COVID-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh việc xử lý nghiêm tình trạng lạm thu, trong trường hợp tổ chức học trực tuyến thì mức thu học phí không vượt quá khung học phí quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.