Tối 12/1, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (thành phố Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (lần thứ 2) và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Tại cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh nghe và cho ý kiến về Đề án sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ vừa diễn ra ngày 1/10, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai, hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ trong năm 2019.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) Nguyễn Anh Tú cho biết: Từ ngày 16/9, huyện Hoành Bồ chính thức đưa vào vận hành hai tuyến xe buýt đưa đón cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đi công tác tại hai xã miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhất của huyện là Đồng Sơn và Kỳ Thượng.
Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử... Tuy nhiên, Quảng Ninh không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công chỉ có 24 cơ sở (chiếm 1,35%) được cấp giấy phép sản xuất theo quy định. Kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công trở thành một vấn đề nóng, khiến các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh lo ngại về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.