Hồ Hòa Bình có cảnh quan sơn thủy hữu tình, lưu giữ vẻ hoang sơ tự nhiên nằm trên địa bàn thành phố Hòa Bình và thuộc 4 huyện gồm: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu, khu du lịch hồ Hòa Bình đã và đang trở thành một điểm đến thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước khách khám phá đầy đủ, trọn vẹn về thiên nhiên, văn hóa cũng như mảnh đất, con người nơi vùng hồ Hòa Bình.
Sáu năm trước, sau đợt lũ lịch sử, cơ sở hạ tầng, tài sản người dân bản Dao (xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, Hòa Bình) đều bị cuốn trôi theo dòng nước lũ, đời sống vô cùng khó khăn. Nhờ chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương, toàn bộ 30 hộ dân của xóm Lau Bai có nguy cơ sạt lở xuống sông Đà đã được di dời đến định cư tại nơi ở mới. Những đổi thay của xóm “chạy” lũ Lau Bai là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng vượt qua khó khăn, với mục tiêu an cư, lạc nghiệp, phát triển kinh tế của chính quyền địa phương và người dân nơi đây.
Ngày 3/3, Công ty cổ phần đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn tổ chức lễ khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình).
Vào những ngày đầu năm 2023, lượng khách du lịch tại các danh thắng trên lòng hồ Hòa Bình tăng cao (ngày thường trên 3.000 khách, ngày cao điểm hơn 7.000 khách). Mặc dù lực lượng chức năng mở nhiều đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên tuyến đường thủy nội địa này nhưng nguy cơ mất an toàn giao thông vẫn luôn tiềm ẩn. Ngoài ra, việc khai thác du lịch hồ Hòa Bình qua nhiều năm vẫn còn nhiều bất cập, chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế.
Ngày 10/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 21/CĐ-QG gửi Giám đốc Công ty Thuỷ điện Hoà Bình về việc mở cửa xả đáy thứ nhất vào 13 giờ 30 ngày 10/7.
Hòa Bình hiện đang là tỉnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước với 4.750 lồng với sản lượng đạt 5.594 tấn, chiếm 77% giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh. Phát triển nuôi cá vùng hồ cũng đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động.
Ngày 25/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 14/CĐ-QG gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình về việc mở cửa xả đáy thứ hai vào 15 giờ ngày 25/6.
Ngày 11/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 298 /VPTT gửi các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về việc đảm bảo an toàn cho hạ du khi xả lũ hồ Sơn La và hồ Hòa Bình.
Ngày 12/8, tại vùng hồ sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thủy sản Hòa Bình phối hợp với các đơn vị tổ chức thả 35.000 con cá giống các loại gồm: cá lăng, cá chiên trắm, cá mè, cá trôi, cá diêu hồng…
Ngày 7/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, hiện toàn huyện có khoảng 16 tấn cá lồng bị chết ngạt do thiếu ô-xy bởi mực nước hồ Hòa Bình đang xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng lòng hồ sông Đà.
Sau khi ngăn đập trên dòng sông Đà hùng vĩ, xây dựng nhà máy thủy điện, hồ Hòa Bình được hình thành với diện tích 8.900 ha, dung tích gần 10 tỷ mét khối nước. Hồ có chiều dài 70 km, nơi rộng nhất 2 km, sâu từ 80-100 m.
Căn cứ nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và diễn biến tình hình thực tế hiện nay, mực nước các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng đang ở mức cao, hồ Hòa Bình phải mở 1 cửa xả đáy; đồng thời đang xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng gây mưa trên lưu vực các hồ trong những ngày tới.
Khi ngăn đập trên dòng sông Đà hùng vĩ, xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, đã tạo nên vùng hồ nước ngọt rộng lớn ở vùng Tây Bắc với dung tích gần 10 tỷ m3 nước, nơi rộng nhất 2 km, sâu từ 80-100 m; riêng diện tích mặt hồ ở tỉnh Hòa Bình khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Lòng hồ được được bao bọc bởi các dãy núi đá cao, có thảm thực vật đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, hầu như chưa bị ô nhiễm, là môi trường thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.