Ngày 18/6, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã quan sát trực tiếp hiện tượng trung tâm của một thiên hà khác tăng độ sáng đột ngột, có vẻ như do một hố đen siêu lớn thức tỉnh từ trạng thái ngủ yên và bắt đầu nuốt chửng vật chất xung quanh. Đây là lần đầu tiên quá trình thức tỉnh này được nhìn thấy khi đang diễn ra.
Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen. Phát hiện này cung cấp một cách thức mới để nghiên cứu lỗ đen và quá trình tiến hóa của chúng.
Một nghiên cứu khoa học mới chỉ ra vật thể sáng nhất vũ trụ được biết đến cho tới nay chính là thiên hà được hố đen phát triển nhanh nhất từ trước tới nay cung cấp năng lượng.
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một hố đen có kích thước rất lớn đang hoạt động ở khoảng cách xa Trái Đất nhất từ trước tới nay.
Các nhà thiên văn học Anh đã phát hiện một trong những hố đen lớn nhất từ trước tới nay nhờ một kỹ thuật mới, mở ra hy vọng sẽ có thêm hàng nghìn hố đen khác bên ngoài vũ trụ được giới khoa học phát hiện trong thời gian tới.
Hầu hết các thiên hà được hình thành quanh những hố đen khổng lồ. Mặc dù đa phần hố đen tương đối “hiền lành” - giống như hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta, một số rất “hung dữ” nuốt chửng vật chất xung quanh đồng thời giải phóng các tia hạt năng lượng khổng lồ sáng chói vào không gian. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 23/11 trên tạp chí Nature.
Các nhà thiên văn học đã chụp được khoảnh khắc một hố đen siêu nặng "xé vụn" một ngôi sao có trọng lượng tương đương Mặt Trời. Các hình ảnh mới công bố ngày 12/10 trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society đã mang lại những mô tả chi tiết nhất về hiện tượng có tên gọi là "hố đen dùng bữa" (tidal disruption event).
Trong lúc săn lùng các hành tinh mới, kính viễn vọng TESS của Cơ quan không gian vũ trụ Mỹ (NASA) đã thu được khoảnh khắc một hố đen “xé xác” nạn nhân của nó là một ngôi sao thành những mảnh vụn.
Theo thông báo ngày 26/9 của Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà khoa học lần đầu tiên đã quan sát được hiện tượng 3 thiên hà cùng va vào nhau, đặt những siêu hố đen tại trung tâm của chúng vào quỹ đạo để hợp nhất. Hình ảnh về hiện tượng bất thường này đã được một số đài quan sát ghi lại, trong số đó có cả 3 kính viễn vọng không gian của NASA.
Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org đã khẳng định khả năng hình thành một "hệ mặt trời" khổng lồ với ngôi sao mẹ là một… lỗ đen "quái vật".
Nhóm gồm 347 nhà khoa học phối hợp ghi nhận hình ảnh đầu tiên trên thế giới về một hố đen trong vũ trụ đã được vinh danh với Giải Đột phá về vật lý căn bản, được biết đến như giải "Oscar về khoa học", và nhận được 3 triệu USD tiền thưởng.
Các nhà khoa học thuộc nhóm Event Horizon Telescop Collaboration ngày 10/4 công bố hình ảnh đầu tiên về hố đen trong vũ trụ. Đây là một phát hiện đột phá, được cho là có thể kiểm chứng học thuyết về thuyết tương đối của Albert Einstein.
Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện được các sóng hấp dẫn thông qua quan sát gợn không gian - thời gian được tạo ra từ cú va chạm của hai hố đen nằm cách Trái Đất hơn một tỷ năm ánh sáng.