Ngày 30/3, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo định vị và xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng Đông, Tây Bắc.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam thông tin cho biết: Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Cần Thơ 2023) có chủ đề "Du lịch sinh thái - Đồng bằng sông Cửu Long" sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/12 tại Cần Thơ.
Ngày 12/5, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch Ninh Bình với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo và chất lượng". Dự hội thảo có đại diện Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo một số Sở Du lịch thuộc các tỉnh khu vực phía Bắc.
Ngày 28/9, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ phát động Chương trình khôi phục du lịch nội địa toàn quốc với chủ đề “Kết nối xanh du lịch Việt Nam”, với định hướng căn bản là ngành du lịch phải khôi phục và phát triển trong trạng thái “sống chung” với COVID-19. Trong đó, yếu tố an toàn (cho khách du lịch, người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cả xã hội) là yêu cầu bắt buộc nhằm xây dựng một ngành kinh tế du lịch an toàn.
Ngày 30/9, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp tổ chức Diễn đàn du lịch trực tuyến “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam”. Đây là cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận lý luận và thực tiễn việc ứng dụng các công nghệ mới vào kinh doanh du lịch từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới (Google, Booking.com, Facebook…).
Ngày 12/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với cụm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ) tổ chức phát động chương trình kích cầu du lịch Tây Bắc với sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp du lịch.
Vừa qua, ngành Du lịch Việt Nam đã phát động Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", cũng như triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa... hướng đến mục tiêu tạo điều kiện để người dân du lịch tới những vùng miền trong cả nước trong bối cảnh bình thường mới sau dịch COVID-19. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết về chủ đề này.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) gây thiệt hại nặng nề cho du du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng mừng là du lịch nước ta không chịu “bó tay” mà chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Một liên minh các doanh nghiệp du lịch đã ra đời, cùng nhau thực hiện kích cầu du lịch quy mô quốc gia ở những điểm đến an toàn, phù hợp với nhu cầu du khách. Cơ quan quản lý nhà nước cũng kiến nghị Chính phủ thực hiện nhiều chính sách nhằm giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn, biến nguy cơ thành cơ hội...
Ngày 19/10, tại thôn Đôn (xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố tour du lịch cộng đồng Pù Luông. Dự lễ công bố có đại diện Tổng cục Du lịch; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Hiệp hội Du lịch các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An; Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội – UNESCO; các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, người dân địa phương cùng du khách.
Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam. Theo đó, Hoàng cung Huế (Đại Nội) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế được đánh giá là 1 trong 7 điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017.
Tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định, Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định vừa tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch hè năm 2017 với chủ đề “Quy Nhơn - Bình Định - Về miền biển nhớ”. Dự lễ khai mạc có lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đại diện lãnh đạo một số tỉnh trong khu vực cùng hàng nghìn người dân và du khách.