UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.
Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).
Hiền Lương là một xã vùng lòng hồ sông Đà thuộc huyện Đà Bắc (Hòa Bình) với 70% dân số là đồng bào dân tộc Mường, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Để giảm nghèo bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã xác định mỗi đảng viên phải là những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế, đặc biệt là những đảng viên trẻ.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Trước đây, cầu được làm bằng gỗ, dành cho người đi bộ. Sau nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, năm 1952, người Pháp cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép với chiều dài 178 m.
Khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải (Quảng Trị) nằm trên trục Quốc lộ 1A với trung tâm chính là cây cầu Hiền Lương, nối Cột cờ phía Bắc và Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam.