Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về Cuộc vận động nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 10 năm qua, người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã đóng góp hàng vạn ngày công lao động, tự nguyện hiến hơn 335.000 m2 đất và tự tháo dỡ trên 7.600 vật kiến trúc để nâng cấp, mở rộng đường giao thông, kết nối liên vùng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại.
Để xây dựng làng, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ý thức được lợi ích chung và tự nguyện hiến đất, cùng chính quyền địa phương mở những con đường, góp phần tạo bộ mặt nông thôn ngày một khang trang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 246/QĐ-UBND về việc tặng Bằng khen cho hai hộ gia đình gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về đất đai và tài sản trên đất để xây dựng đường giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đó là hộ bà Bùi Thị Thông và hộ ông Lê Triều, cùng trú tại khối 9, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Hai ngày qua, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã tình nguyện cắt cây trồng, hiến hàng ngàn mét vuông đất cho nhà nước để làm đường giao thông, thực hiện tuyến đường quy hoạch số 34 (hay còn gọi là đường Hải Thượng Lãn Ông).
Với phương châm "dân vận khéo, việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến", chính quyền thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường. Nhờ sự đồng thuận của người dân, nhiều tuyến đường ở thành phố được mở rộng, đem lại diện mạo thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp.
Xác định "Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc", tiếp nối thành công đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đang tiếp tục phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn hưởng ứng sôi nổi với những việc làm thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 131 xã, chiếm 91,6% tổng số xã được công nhận đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới; 26 xã, chiếm 18,2% số xã đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới nâng cao; 3 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 3 thành phố, thị xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Dù điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng ông Bùi Văn Anh (73 tuổi) ở thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vẫn tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để xây điểm trường Mầm non cho các học sinh.
Ông Phạm Thanh Mong (sinh năm 1954, trú thôn Trà Nô, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã hiến hàng ngàn mét vuông đất cho địa phương làm đường, xây trường học… trở thành “tấm gương sáng” để mọi người noi theo.
Ngày 17/12, gia tộc Trần Đức tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã đồng lòng hiến 1.800m2 đất để nhà nước sử dụng xây dựng, phục dựng, tôn tạo quần thể Di tích đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ và mộ Cống Quận công Trần Đức Hòa.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện hiến đất làm đường nông thôn. Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đời sống gặp khó khăn, nhiều hộ dân vẫn đồng lòng, chung sức cùng chính quyền địa phương, tự nguyện hiến đất làm đường thông thoáng hơn.
Ông Trần Tiến Hưng, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lục Yên cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ nhiều năm nay, huyện Lục Yên đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn và đã được người dân đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ. Đặc biệt, gần đây tại huyện đã hình thành phong trào hiến đất để mở rộng đường đến các xã, thôn, bản làng.
Cách không xa thành phố Đà Nẵng, đất ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có giá trị rất cao. Ở những vị trí mặt tiền, giá mỗi mét vuông đất lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác vận động, hàng trăm hộ gia đình nơi đây đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phong trào này ngày càng lan rộng và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương, cây cầu nối thôn 6 đến làng Kon Rơ Sa, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đang dần hình thành. Cây cầu hoàn thành sẽ giúp người dân làng Kon Rơ Sa rút ngắn được 15 km sang thôn 6 và tới trung tâm huyện. Cùng đó, hàng nghìn ha hoa màu của người dân sản xuất bên kia sông sẽ không bị mất giá, ép giá khi đến mùa thu hoạch.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song nhiều hộ dân ở xã Đức Bình Đông, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, vẫn sẵn sàng hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học và làm đường bê tông. Đối với họ, giá trị lớn nhất không phải là tiền đất, mà là con cháu mình được đi trên những con đường thênh thang, học tập ở ngôi trường khang trang.
Về khu phố 2, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài (Bình Phước), ai cũng biết lão nông Phùng Tiến Quang (63 tuổi) có hành động đẹp: Hiến đất xây công trình phúc lợi khi giá đất đang tăng cao.
Ông Hoàng Đình Thìn, người dân tộc Mường, ở thôn Ao Luông I, xã Sơn A, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) là một trong những người đi đầu trong công tác xã hội ở huyện Văn Chấn.