Các nhà khoa học Australia vừa đạt được bước đột phá khi tìm ra nguyên nhân khiến cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống miễn dịch của con người bị teo và suy yếu theo tuổi tác.
Các nhà khoa học Israel cùng các đồng nghiệp từ Mỹ vừa phát triển liệu pháp điều trị kháng thể mới, có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công mạnh mẽ các tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của chúng.
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy stress có thể trực tiếp ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột, dẫn đến viêm nhiễm và suy giảm khả năng chống lại bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) vừa phát hiện ra những mấu chốt mới về cách thức mà hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Phát hiện này giúp hé mở những liệu pháp mới để điều trị các bệnh ung thư xâm lấn (còn gọi là ung thư di căn).
Việc đưa vi khuẩn vào môi trường vi mô khối u (TME) sẽ tạo ra tình trạng viêm cấp tính, từ đó kích hoạt các tế bào bạch cầu trung tính - các tế bào phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch - tấn công khối u. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan của Australia dẫn đầu.
Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ rằng hệ miễn dịch rất phức tạp, các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu đầy đủ các cơ chế phòng vệ tinh vi giúp bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm nhập siêu nhỏ. Tại sao một số người không có triệu chứng gì khi nhiễm SARS-CoV2 trong khi người khác mắc các triệu chứng nặng và đau nhức toàn thân? Tại sao một số người không thể vượt qua được những trận "bão cytokine" mà chính cơ thể mình tạo ra? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho các câu hỏi này. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày nay đã có một công cụ mới giúp giải đáp các bí ẩn của hệ miễn dịch.
Cho đến nay, giới khoa học biết rất ít về việc làm thế nào các tế bào sát thủ sẵn có trong hệ miễn dịch (NK) phát hiện được các tế bào đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, do các nhà nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) đứng đầu, đã chứng minh được rằng các tế bào NK phản ứng với một peptide (là một chuỗi dài các axit amin được cơ thể sản sinh ra với tác dụng sinh tổng hợp các loại protein) trên bề mặt của các tế bào nhiễm virus. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về tế bào Cell Reports, đã góp một mắt xích quan trọng vào những gì con người hiểu về cách hệ miễn dịch chống đỡ với COVID-19.
Biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2 đã biến đổi để né tránh được hệ miễn dịch tự nhiên của con người, theo đó đây là "biến thể đáng lo ngại" đầu tiên trên thế giới.
Theo một nghiên cứu đăng tải mới đây trên Frontiers in Nutrition, Vitamin B6 đóng vai trò tiềm tàng giúp ngăn chặn hội chứng "cơn bão cytokine" ở những bệnh nhân mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Standford (Mỹ) vừa cảnh báo COVID-19 nặng có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch, sản sinh tự kháng thể. Đây là một loại kháng thể có hại không thể phân biệt được kháng nguyên tự và không tự, do đó, nhắm mục tiêu nhầm và tấn công các mô hoặc cơ quan của 1 người, gây ra nhiều bệnh tự miễn, phá hủy nhiều cơ quan khác nhau.
Lâu nay, việc nhiễm virus nghiêm trọng và mắc ung thư thường được cho là nguyên gây suy giảm hệ miễn dịch. Để làm rõ hơn vấn đề này, một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty của Australia đã tìm ra câu trả lời giải thích lý do tại sao tình trạng suy giảm miễn dịch lại xảy ra và cách khắc phục điều này.
Làm thế nào để không bị ốm vào mùa cúm? Rèn luyện cho cơ thể thích nghi với điều kiện thời tiết, tập luyện thể thao, đi dạo ngoài trời nhiều hơn... Nhưng vẫn còn một cách nữa – đó là dùng thực phẩm có khả năng củng cố hệ miễn dịch.