Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao 16 bộ chiêng và các loại nhạc cụ (T’rưng, Đing Pah, chiêng tre, đàn bầu, sáo trúc, đàn nhị, sáo lỗ…), 69 đàn tính cùng 358 bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia Rai… cho 33 câu lạc bộ, đội văn nghệ của 14 huyện, thị xã, thành phố.

Chị Wa Hi Da Bi Vi (áo hồng) góp phần gìn giữ những điệu múa Chăm, đưa những điệu múa này đến với mọi người. Ảnh: Lê Xuân - TTXVN

Nữ dược sĩ dân tộc Chăm góp sức bảo tồn nét đẹp truyền thống

Ngoài vai trò là nhân viên ở Trạm Y tế xã, chị Wa Hi Da Bi Vi (37 tuổi), người dân tộc Chăm, ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) còn được biết đến là người truyền cảm hứng góp phần bảo tồn nét văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Nhiều năm qua, chị Vi đã duy trì Đội múa dân tộc Chăm và đồng hành cùng các bạn trẻ, góp phần gìn giữ những điệu múa Chăm, đưa những điệu múa này đến với mọi người thông qua các lễ hội, sự kiện trên địa bàn.
Một trong hai đội chiêng của buôn Akô Dhông. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.

Buôn trong lòng phố, gìn giữ văn hóa của người Ê Đê

Trong dòng chảy nhộn nhịp của đô thị, buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) mang dáng dấp riêng với khung cảnh yên bình, thoáng đãng, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại. Nơi đây còn được ví như “vốn quý về mặt văn hóa” của tỉnh Đắk Lắk khi vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê như: nhà dài, bến nước, cồng chiêng, ẩm thực, thổ cẩm…