Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý chất thải với các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà.
Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 trong cả nước liên tục gia tăng. Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 51.968 ca/ngày. Cùng với số ca mắc tăng cao, số F0 điều trị tại nhà cũng tăng mạnh tại nhiều địa phương.
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 17/12 đến 18 giờ ngày 18/12, Hà Nội ghi nhận 1412 ca F0, trong đó có 411 ca tại cộng đồng, còn lại ở khu cách ly và khu phong tỏa.
Nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tối 4/12, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành về phương án phòng, chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2)...
Tính đến chiều 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 6.906 ca mắc COVID-19, số ca mắc mới trong 14 ngày gần nhất vẫn ở mức cao, trên 1.700 trường hợp, trong đó trên 75% ca mắc mới được ghi nhận ở cộng đồng. Trước tình trạng ca mắc mới tăng nhanh, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch quản lý và chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà để giảm tải cho các cơ sở điều trị tập trung.
Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: Khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã sẵn sàng phương án, dự kiến sơ tán 70.440 hộ với 260.722 người dân; đã rà soát những người trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để đảm bảo an toàn dịch COVID-19 (hiện có 4.619 trường hợp F0, F1 ở các tỉnh nêu trên).
Từ ngày 17 - 21/9/2021, tỉnh Kiên Giang tập trung các nguồn lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, với tinh thần quyết liệt bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cắt đứt nguồn lây nhiễm, phấn đấu đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn trước ngày 20/9, chuyển vùng nguy cơ cao thành vùng bình thường mới.
Ngày 14/8, theo thông tin từ Bộ Y tế, chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần sẽ được triển khai thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16/8. Đây là một trong số những giải pháp nhằm giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các khuyến cáo đối với những trường hợp F1, F0 không có triệu chứng, không có bệnh nền và đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Ngay sau khi có thông tin lan truyền một ca F0 ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội khiến 786 người có liên quan tại 18 quận, huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến đã phản bác, cho rằng đây là thông tin suy diễn gây hoang mang dư luận, sai sự thật về tình hình phòng chống dịch COVID 19 tại địa phương.
Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 5599/BYT- MT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế, nhằm giảm số lượng người bệnh COVID-19 được điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố đang có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…