Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang

Nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang

Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Do đặc thù thổ nhưỡng, ở An Giang, chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có nghề nấu đường thốt nốt. Mùa nấu đường bắt đầu vào tháng 11 Âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau.
Đặc sản đường thốt nốt

Đặc sản đường thốt nốt

Đường Thốt nốt, loại đường đặc sản được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt nổi tiếng của vùng đồng bào Khmer ở huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Vụ thốt nốt ở đây được tính từ tháng 10 âm lịch năm này đến Hội Vía Bà của An Giang – tức là đến tháng Tư âm lịch năm sau. Cây thốt nốt gắn liền với cuộc sống của bà con Khmer.
Cây thốt nốt Nam Bộ

Cây thốt nốt Nam Bộ

Đối với người Khmer ở Nam Bộ, thốt nốt là một loại cây đặc biệt, có tính biểu trưng cao và là một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào.