Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về việc chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bình Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch; hướng tới phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh, tạo môi trường để doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước có thể tiếp cận, chia sẻ thông tin về du lịch địa phương.
Xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch thông minh đang ngày càng được đẩy mạnh thực hiện, góp phần tạo ra các giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của du khách, doanh nghiệp, cũng như cơ quan quản lý và cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch thông minh cũng gặp không ít thách thức, đòi hỏi được tháo gỡ bằng nhiều giải pháp đồng bộ hơn trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, trong chương trình, kế hoạch phát triển “ngành công nghiệp không khói” của các địa phương, khái niệm du lịch thông minh được quan tâm đề cập với những giải pháp phù hợp để phát triển. Tuy nhiên, để du lịch thông minh phát huy tối đa hiệu quả, nhất là trong việc quảng bá tiềm năng du lịch, kết nối với du khách ngay trong thời điểm ngành du lịch gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 như hiện nay, cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, có sự tham gia từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch và cả du khách - đối tượng phục vụ của ngành du lịch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều thách thức, khó khăn như nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao còn thiếu, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở lưu trú trên địa bàn cũng còn một số bất cập... Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng, các địa phương có giải pháp vừa kịp thời, vừa căn cơ để du lịch thành phố tiếp tục là điểm đến có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang có nhiều giải pháp nắm bắt cơ hội, xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, đặc biệt là tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch thành phố.
Chín tháng năm 2019, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả ấn tượng. Lượng khách quốc tế đến thành phố đạt trên 6,2 triệu lượt, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ du lịch của thành phố tăng 4% so cùng kỳ năm 2018.
Chiều 24/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Theo đó, VNPT sẽ tư vấn, cung cấp các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin cho Saigontourist và Saigontourist sẽ cung cấp các dịch vụ cho VNPT.