Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1951/UBND-KGVX ngày 05/4/2024 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang khẩn cấp triển khai biện pháp ứng phó nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và khoanh vùng dập tắt các ổ dịch cúm gia cầm, vừa bảo vệ ngành chăn nuôi gia cầm vừa không cho nguồn bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe người dân.
Ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Tại văn bản 3495/VPCP-NN ngày 6/6/2022 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch cúm gia cầm trên người.
Dịch cúm gia cầm tại châu Á và châu Âu đang có nguy cơ cao lây lan sang người do số lượng biến thể cao. Đó là cảnh báo được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đưa ra ngày 5/1.
Tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, đảm bảo môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng.
Để chủ động phòng, chống các chủng cúm trên gia cầm, Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) đã và đang tích cực triển khai các biện pháp như: tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát gia cầm được vận chuyển ra, vào chợ; phun hóa chất tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển; tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh không kinh doanh, vận chuyển gia cầm từ vùng có dịch và gia cầm có các biểu hiện mắc các bệnh cúm A/H5N6; H5N1; H7N9…; Đồng thời, chấp hành tốt việc thu gom rác thải trong ngày, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trong công tác lấy mẫu gia cầm để xét nghiệm sự lưu hành của vi rút cúm, nhằm hạn chế sự lây lan và chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm có thể lây sang người.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và sớm khống chế, dập tắt các ổ dịch bệnh đang xảy ra, chiều 18/1, UBND tỉnh Kon Tum đã ra công điện hỏa tốc số 01/CĐ-CTUBND về việc cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng và tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Theo thông báo mới nhất của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 23/12/2018, cả nước còn 1 ổ dịch cúm gia cầm và 5 ổ dịch lở mồm long móng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm tại châu Âu, Trung Quốc, Campuchia và một số nước trong khu vực, chiều 20/2, tại Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) đã tổ chức họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt là dịch cúm A(H7N9).