Tiết mục đờn ca tài tử của đơn vị huyện Cờ Đỏ tại Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố Cần Thơ lần thứ 9, năm 2023. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Nỗ lực truyền dạy đờn ca tài tử cho thế hệ trẻ

Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử không chỉ có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ mà còn góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tại Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ, việc gìn giữ, lưu truyền, phát huy di sản này đang được các nghệ nhân chung tay góp sức.
Lan tỏa di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống đương đại

Lan tỏa di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống đương đại

Sau 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc lưu giữ, truyền dạy dân ca Ví, Giặm đã trở thành một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Qua đó, góp phần bồi đắp thêm tình yêu Ví, Giặm của mỗi người dân xứ Nghệ, đồng thời đưa giá trị dân ca Ví, Giặm ngày càng lan tỏa và có sức sống bền bỉ trong đời sống đương đại.
Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 2023 - Tinh hoa tỏa sáng

Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 2023 - Tinh hoa tỏa sáng

Tối 28/7, tại thành phố Vinh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 2023 - Tinh hoa tỏa sáng. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng hoà chung điệu Xòe Thái. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xòe Thái là hội tụ của nét đẹp văn hóa, quảng bá Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta

Tối 24/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Phát vé miễn phí cho nhân dân và du khách tham dự Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái” tại Yên Bái

Phát vé miễn phí cho nhân dân và du khách tham dự Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái” tại Yên Bái

Theo bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, nhân dân và du khách đến dự Lễ đón nhận Bằng của UNESCO công nhận “Nghệ thuật xòe Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 vào 20 giờ ngày 24/9 tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) sẽ được Ban tổ chức phát vé miễn phí.
Trình diễn bài chòi tại liên hoan. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Quảng Ngãi giới thiệu nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của nghệ thuật Bài chòi đến công chúng

Nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị của nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam - Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh, tối 6/8, tại thành phố Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Ngãi.
Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương

Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương

Sáng 10/4/2022 (tức 10/3 năm Tân Sửu), Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tỉnh Phú Thọ tổ chức long trọng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay có chủ đề "Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương" gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ nhân Trương Văn Đức (tổ 3, phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) say mê với nghề chế tác đàn tính. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng

Đàn tính là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng tỉnh Cao Bằng. Kể từ khi Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những nghệ nhân chế tác đàn tính lại một lần nữa được sống say mê với nghề chế tác loại nhạc cụ độc đáo này.
Tái hiện nghi lễ kéo co của dân tộc Tày (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Kết nối di sản kéo co giữa các cộng đồng

Tròn 5 năm, nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng với niềm tự hào, cộng đồng nắm giữ di sản tại 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh luôn ý thức gìn giữ. Song, điều khiến mọi người còn trăn trở là chừng ấy năm, di sản mới sống và phát huy trong một phạm vi làng xã nhất định, chưa có sự kết nối giữa cộng đồng các địa phương. Câu chuyện này đã được giải quyết bằng việc sẽ hình thành một mạng lưới cộng đồng di sản kéo co Việt Nam.
Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then

Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then

Với mục đích bảo tồn, phát huy và vinh danh các giá trị đặc sắc của làn điệu Then, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của làn điệu Then.
Tục tưởng nhớ người đã khuất ở Mexico

Tục tưởng nhớ người đã khuất ở Mexico

Mỗi dân tộc đều có một cách thức riêng để tưởng nhớ đến người đã khuất. Nếu người Việt và một số dân tộc tôn sùng Phật giáo có ngày lễ Vu lan, hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân vào dịp Rằm tháng Bảy hằng năm, thì người dân Mexico lại có tục tưởng nhớ người đã khuất vào ngày đầu tiên của tháng 11 Dương lịch. Điều đặc biệt, tục này của Mexico đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2003).